Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG


Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh thực hiện, ngày càng quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành với quan điểm “không có vùng cấm”, “không có hạ cánh an toàn” và đã đạt được những kết quả rõ rệt; được người dân đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Mặc dù vậy, kết quả đấu tranh chống tham nhũng cũng là chủ đề mà các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để công kích, xuyên tạc, bôi nhọ nhằm thực hiện các mưu đồ “diễn biến hòa bình”.

Trên không gian mạng, các thế lực phản động ra sức tuyên truyền rằng: “căn nguyên tạo ra tham nhũng là do một đảng lãnh đạo, đảng đứng trên pháp luật. Vì thế, phải thực hiện đa đảng để không còn hoặc là hạn chế tham nhũng”. Thực tế, chúng muốn lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời, cổ xúy cho tham nhũng, lợi ích nhóm. Chúng xuyên tạc nhằm gây chia rẽ nội bộ, làm suy giảm ý chí, lòng tin của nhân dân; giảm ý nghĩa thắng lợi công cuộc phòng chống tham nhũng. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân do chưa hiểu đúng, hiểu rõ về cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước nên hoài nghi, có những phát ngôn lệch lạc, làm ảnh hưởng đến công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Công tác phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kỳ ai. Với quan điểm rõ ràng, cụ thể đó, luận điệu: “Phòng chống tham nhũng đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng”... là hoàn toàn sai lầm và vô căn cứ. Việc xử lý cán bộ, công chức, đảng viên tham nhũng, vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Phương châm phòng, chống tham nhũng mà Đảng ta đề ra là: Phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, hay bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Trên cơ sở đó, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng; tạo bước chuyển biến rõ rệt nhằm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.

Mỗi tổ chức, cá nhân phải nhận thức phòng, chống tham nhũng là cuộc chiến chống “giặc nội xâm”, kiên quyết phòng, chống với tinh thần thẳng thắng, quyết liệt. Phòng chống tham nhũng bằng cả cơ chế, chính sách và hệ thống kiểm soát quyền lực... Có như vậy, tham nhũng, lợi ích nhóm mới bị đẩy lùi và không còn cơ hội để tồn tại. Đồng thời, phải luôn tỉnh táo trước các âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét