Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

CHUNG SỨC, ĐỒNG LÒNG: “CHỐNG DỊCH NHƯ CHỐNG GIẶC”

 

 

          Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi.

          Trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng.

          Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại phải đi cùng một nhịp. Trong Lời kêu gọi, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, trong tình hình hiện nay, sự đoàn kết và phối hợp hành động toàn cầu là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho chiến thắng cuối cùng của thế giới trước đại dịch này. Trong điều kiện nguồn lực đất nước còn khiêm tốn, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng đã bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc và đang hết sức nỗ lực, cố gắng, nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.

          Cuộc chiến còn lâu dài và phức tạp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: “Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa”. Để vượt qua và chiến thắng, chỉ có thể đoàn kết, đồng lòng, đồng thuận, mới có thể biến nguy thành cơ. Ta lại nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”./.


VIỆT NAM TĂNG TỐC TRÊN CON ĐƯỜNG EVFTA

          Chỉ khi đủ “nhân lực”, “tài lực” và điều kiện cần thiết khác, doanh nghiệp mới đáp ứng được các yêu cầu và tận dụng hiệu quả mà EVFTA mang lại.

Sau quá trình 10 năm từ đàm phán, rà soát pháp lý đến phê chuẩn, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) đã chính thức được thực thi kể từ ngày 1/8. Đây được xem là bước ngoặt giữa kinh tế Việt Nam và châu Âu, đồng thời mở ra “cơ hội vàng” cho Việt Nam tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng để bước vào “sân chơi lớn” này với các thời cơ và thách thức rõ rệt hơn.

          Vấn đề là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, các doanh nghiệp Việt tiếp tục điêu đứng và gần như kiệt quệ sẽ rất khó có thể trụ vững sau những đòn giáng” chí tử” của đại dịch. Do vậy, ngay lúc này, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ kịp thời đối với các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

Theo đó, các rào cản về thủ tục hành chính nhiêu khê, đã từng làm cho người sản xuất, doanh nghiệp” bầm dập” phải được chất chỉnh và khắc phục ngay; không tạo ra giấy các phép con, cơ chế” xin cho” mang tính hành doanh nghiệp là chính. Đây chính là sự hỗ trợ thiết thực nhất chứ không hẳn là vốn liếng, mặt bằng, tư liệu sản xuất. Bên cạnh có cần đẩy mạnh truyền thông để các thành phần kinh tế hiểu rõ cơ hội và thách thức về hiệp định FVTA; từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chiến lược cho việc tiến vào thị trường 450 triệu dân của EU. Các cơ quan quản lý nhà nước phải thực sự là “bà đỡ”, “dẫn đường” cho doanh nghiệp phát triển trong hoàn cảnh hiện nay.

          Riêng đối với các doanh nghiệp Việt, trong điều kiện kinh tế toàn cầu và trong nước đang lao dốc do dịch bệnh, rất cần một sự bình tĩnh, chủ động để thích ứng; trong đó chú trọng tái cấu trúc nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và tiếp cận thị trường. Sản xuất hướng theo chất lượng, không làm ăn “chộp giựt” mà tính đến sự cạnh tranh sòng phẳng trong môi trường hội nhập chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó có các nước EU.

          Đón nhận EVFTA trong bối cảnh thế giới đang phải gồng mình vượt qua khó khăn chung và Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới trong công cuộc phòng chống Covid-19, dưới góc nhìn của Thành viên Tổ tư vấn kinh tế Chính phủ - Phó Giáo sư Trần Hoàng Ngân cho rằng: Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra luồng gió mới cho ngành công nghiệp Việt Nam khi đại dịch đang quay trở lại.

"EVFTA cho chúng ta một luồng gió mới, một sự cộng hưởng mới, một tinh thần mới để chúng ta vượt qua những khó khăn hiện nay. Chúng ta đang phải đối phó dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đang quay trở lại Việt Nam", Phó Giáo sư Trần Hoàng Ngân nói.

Đi cùng những kỳ vọng không thể không nhắc đến sự chủ động nhập cuộc của từng doanh nghiệp; chỉ khi nào chuẩn bị đầy đủ “nhân lực” và “tài lực” cũng như các điều kiện cần thiết khác thì doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được các yêu cầu và tận dụng hiệu quả mà Hiệp định thương mại tự do EVFTA mang lại.

Có thể khẳng định, Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu EU - Việt Nam là một cơ hội lớn để hàng hóa Việt, văn hóa Việt thể hiện sức mạnh nội tại của mình tại nhiều nước châu Âu; góp phần vượt qua đại dịch.

Do vậy ngay bây giờ, các cơ quan quản lý nhà nước phải thực sự xắn tay hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp; riêng doanh nghiệp cũng phải tự làm mới mình trong hoàn cảnh mới. Chỉ có làm được như vậy, chúng ta mới tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA mang lại; giúp kinh tế và đời sống của người dân sớm hồi phục và ổn định; vươn lên sau đại dịch./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét