Phiên tòa sơ thảm
xét xử ông Đinh La Thăng và 20 đồng phạm khép lại. Các bản án đã được HĐXX cân
nhắc kỹ lưỡng các mặt, các tình tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân, điều kiện,
tính chất hành vi phạm tội của các bị cáo.
Tuy nhiên, với
diễn biến phiên tòa hơn 2 tuần qua cho thấy, với sự cộng hưởng của mạng xã hội
đã tạo ra những luồng bão dư luận vượt khỏi tính chất một phiên tòa xét xử vụ
án kinh tế, tham nhũng thông thường, trong đó rất nhiều vấn đề bị thổi sai lệnh
bản chất vụ án, đẩy vấn đề đi quá xa. Các thế lực xấu lợi dụng vụ án này suy diễn,
xuyên tạc thành “vấn đề chính tri nội bộ”,
từ đó ra sức đả kích, bôi nhọ chế độ...
Từ vụ án này, có
mấy vấn đề đặt ra:
Thứ nhất, lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng,
ông Đinh La Thăng – người từng là ủy viên BCT bị truy tố, xét xử trước tòa. Tuy
nhiên, dư luận lại suy diễn sai lệch về tư cách chính trị của ông Đinh La Thăng
khi phạm tội. Ông Đinh La Thăng bị truy tố với các sai phạm trong thời gian ông
là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) giai
đoạn 2007-2011. Việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Đinh La Thăng khi
ông với tư cách lãnh đạo một tập đoàn, hoàn toàn không phải với tư cách một Ủy
viên Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị. Tuy nhiên, rất nhiều mạng đã suy diễn
nhân thân ông Đinh La Thăng, đánh lận giữa tư cách lãnh đạo doanh nghiệp với tư
cách Ủy viên Bộ Chính trị. Từ đó, nhiều bài viết phê phán hành vi sai phạm của
ông Đinh La Thăng
trong vai trò Ủy viên Bộ Chính trị
rồi quy kết, suy diễn có tính áp đặt, chủ quan. Thứ hai, mọt xu hướng phổ biến lan tràn
trên mạng xã hội, đó là thay cho việc đưa thông tin theo diễn biến phiên tòa,
theo bản chất vụ án thành sự tung hô như người hùng. Ở đây, dư luận đã chạy
theo bề nổi về những gì ông Đinh La Thăng
thể hiện khi làm Bộ trưởng Bộ GTVT và Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Thực tế,
trong giai đoạn này (2011-2017), ông đã làm được rất nhiều việc, ở cả hai cương
vị trên đều thể hiện là người lãnh đạo xông xáo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm, tạo được hình ảnh rất ấn tượng trong xã hội. Tuy nhiên, với một
ông Đinh La Thăng khi làm Chủ tịch PVN thì thời gian đó dư luận ít biết đến và
những sai phạm này chỉ có thể được xác định qua các kết luận của cơ quan tố tụng.
Dư
luận lại đang nhìn nhận vụ án với hình ảnh ông Bộ trưởng, ông Bí thư Thành ủy
năng động, xông xáo, nhiệt huyết mà quên đi những cáo buộc VKS luận tội. Sự nhầm
lẫn này rất tai hại, khiến người ta có cách nhìn không đúng về phiên tòa. Đó là
từ việc bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông Đinh La Thăng rồi quay sang đặt nghi vấn về
việc xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng, biến việc chống tham nhũng của Đảng,
Nhà nước thành vấn đề chính trị, nội bộ. Từ chỗ lẽ ra phải lên án hành vi tham
nhũng, làm trái, gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước của các bị cáo trong
vụ án lại đẩy sang việc tung hô, xin “cứu
xét”. Vì trào lưu đó mà trên mạng có những người đặt câu hỏi, ông Thăng
xông xáo, tốt với dân như thế sao lại bị buộc tội? Thổi bão cho trào lưu này là
những trang facebook kêu gọi ủng hộ 10 triệu chữ ký để xóa tội, giảm tội cho bị
cáo.
Ở
đây, cần nhất quán quan điểm: công, tội phân minh. Chúng ta thừa nhận những việc
làm rất hiệu quả và rất được lòng dân của ông Đinh La Thăng trên tư cách Bộ trưởng
Bộ GTVT và Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Công lao đó là rất rõ ràng. Những tội
trạng khi lãnh đạo PVN với những dự án thua lỗ, thất thoát rất lớn tiền của
nhân dân thì phải rạch ròi, ông và các đồng phạm ra tòa, chịu trách nhiệm về
sai phạm đó. Những thành tích đạt được trong công tác sẽ là tình tiết khi Hội đồng
xét xử lượng hình phạt.
Thứ ba, diễn biến phiên tòa cho thấy việc
xét xử dân chủ, công minh theo tinh thần cải cách tư pháp. Mấy ngày qua, những
lời nói sau cùng của ông Đinh La Thăng và nhiều bị cáo khác được trích dẫn,
bình chế tràn lan trên mạng. Nhiều quan điểm mủi lòng, tỏ ra thương cảm, từ đó
có lời bình, nhận xét kiểu như việc tòa đang “xử oan”. Thậm chí, có trang mạng nước ngoài đăng những bài chế diễu
“tinh thần cộng sản”, “củi đậu đun hạt đậu”, quy chụp, suy diễn
những lời nói của bị cáo với vấn đề thể chế
chính trị. Thực tế vấn đề đó cần được nhìn nhận thấu đáo và đúng hoàn cảnh.
Thứ tư, việc xét xử các bị cáo trong vụ
án thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, nỗ lực phòng chống tham nhũng, suy
thoái theo tinh thần tinh thần NQTW4 (khóa XI) và TW4 (khóa XII). Một người từng
giữ vị trí cao như ông Đinh La Thăng vẫn phải ra tòa, vẫn phải chịu trách nhiệm
hình sự. Đó là minh chứng cho sự kiên quyết chống tham nhũng, sử lý sai phạm của
Đảng, Nhà nước ta, bất kể người đó là ai, giữ chức vụ gì. Thế nhưng, những thế
lực thù địch chống phá tìm cách “bẻ lái”,
đằng nào cũng bôi nhọ, xuyên tạc cho kỳ được. Khi Hội nghị TW5 quyết định thi
hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng, trên các trang mạng lan tràn các thông
tin xuyên tạc, nói rằng đây là minh chứng cho cuộc “ẩu đả”, “đả hổ” giữa các
phe phái trong Đảng. Một số trang mạng lại chế giễu hình thức kỷ luật này và
nói rằng đây chỉ là hình thức “vuốt ve”,
“mị dân” chỉ xử lấy cớ chứ thực sự Đảng
“bao che, dung túng”. Nhưng khi ông
Đinh La Thăng bị khởi tố, bắt tạm giam, ra tòa thì cũng chính những trang mạng
đó lại trở bút, đưa ra giọng điệu cho rằng “có
biến trong Đảng”, “thanh trừng nội bộ”,
là nạn nhân của “triệt hạ, ẩu đả phe
phái”, nhằm vào các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để bôi nhọ...
Một
phiên tòa nhiều cảm xúc, nhiều suy nghĩ trong xã hội và với mỗi người. Trước dồn
dập thông tin trên mạng, làm sao tránh bão “xua tà đi”, đó là điều cần suy
nghĩ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét