Âm mưu về kế hoạch bất bạo động của đảng
Việt Tân ngày càng lộ rõ
ở Việt Nam
thông qua sự lãnh đạo, chỉ đạo. Ban đầu sự chỉ đạo này được thực hiện từ hải
ngoại và nay là sự chỉ đạo trực tiếp của một số đảng viên đảng Việt Tân xuất
hiện ở Việt Nam .
Kế hoạch bất bạo động ở Việt Nam đang hình thành từng bước
theo từng giai đoạn phát triển cụ thể, dựa theo lý thuyết về bất bạo động của Tiến sĩ Gene
Sharp (Một nhà nghiên cứu về bất bạo động) đã đưa ra lộ trình về kế hoạch này
bao gồm 3 giai đoạn:
Phản đối là
hình thức đấu tranh căn bản nhất của bất bạo động, nhằm bày tỏ sự bất mãn của
một người hay của nhiều người về một chính sách hay một chủ
trương nào đó của nhà cầm quyền.
Bất hợp tác là
hình thức phản kháng mang tính chất bất tuân phục về các nguyên tắc, đường lối
chủ trương của chế độ độc tài.
Đối đầu công
khai là hình thức phản kháng mạnh mẽ
của số đông nhằm tạo áp lực toàn diện lên chế độ phải chấp nhận thay đổi hay
đẩy chế độ vào thế lúng túng đối phó rồi tan rã.
Ba giai đoạn này đã được chính ông Lý Thái Hùng,
Chủ tịch đảng Việt Tân thừa nhận đang thực hiện ở Việt Nam và ông cũng đã đánh
giá rất kỹ về tình hình các cuộc biểu tình ở Việt Nam, gây rối, chống đối
chính quyền, mà tập trung vào khu vực Tây Nguyên, các điểm nóng thông qua các
vụ việc tiêu cực xảy ra trong xã hội Việt Nam, cũng như đối tượng
là công nhân. Trong một bài phát biểu trên trang tin của Việt Tân, ông Hùng
thừa nhận: “hiện phong trào dân chủ ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở giai đoạn Phản
đối “, “nhưng ông tin rằng cùng với sự xuất hiện của các tổ chức xã hội dân sự sẽ là bàn đạp để tiến
đến giai đoạn 2: Giai đoạn Bất hợp tác”.
Thời gian qua, bất kỳ vụ việc gì từ người
dân bị oan đến các hiện tượng tiêu cực hoặc đòi quyền lợi cho công nhân,… đều xuất hiện các cuộc
biểu tình mang dáng dấp của ôn hòa, đòi dân chủ, công bằng, minh bạch,.. nhằm
phản đối chính quyền, phản đối Đảng Cộng sản Việt Nam ,
Nhà nước Việt Nam .
Theo đó, đảng Việt Tân đã can thiệp, chỉ đạo từ hải ngoại thông qua con đường “mạng xã hội” là
chủ yếu nhằm hình thành các nhóm, người đối lập lại với chính
quyền, với Đảng, với chế độ. Mặc dù, các vụ việc đều có sự chỉ đạo một cách bài
bản từ hải ngoại, tuy nhiên các vụ biểu tình, đình công hay chống đối chính quyền nào đều bị dập
tắt bởi lực lượng chức năng của Việt Nam. Do đó, Việt Tân rất lo lắng cho phong
trào dân chủ trong nước nên qua vụ việc cá chết ở vùng biển miền Trung
đã bắt đầu tung vào
Việt Nam
một số đảng viên cốt cán nhằm chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động này cho có hiệu quả hơn.
Chính tác giả Đỗ Hoàng Điềm đã có bài viết đăng trên tờ tin của Việt Tân khẳng định rằng: “Và cũng
như mọi người, anh chị em đảng viên Việt Tân đã tham gia trong phạm vi khả năng
của mình vì muốn được chia sẻ bổn phận đối với đất nước“.
Như vậy,
âm mưu của đảng Việt Tân rất rõ ràng về kế hoạch đấu tranh bất bạo động ở Việt Nam
và tính hiệu quả của kế hoạch này hiện vẫn không đạt được theo lộ trình mà Việt
Tân đặt ra. Phải chăng, các nhà theo phong trào dân chủ trong nước,
các tổ chức xã
hội dân sự được lập nên,… không đủ sức để lãnh đạo phong trào này tiến lên theo
đúng kế hoạch? Đây là câu hỏi nhưng đồng thời cũng là câu trả lời cho sự thất
bại về âm mưu chỉ đạo, lãnh
đạo của đảng Việt Tân đối với phong trào dân chủ trong nước./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét