Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM-NHỮNG THÀNH TỰU KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN


Hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tích kỳ diệu trên tất cả các lĩnh vực, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, vụ thế đất nước ta trên trường quốc tế được đánh giá cao. Tuy vậy, vẫn còn những tiếng kêu lạc điệu của kẻ lạc loài do bất đồng chính kiến, hậm hực trước những thành quả mà đất nước ta đã đạt được trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có ngành giáo dục. Điển hình như Ngày 15/9/2022 trên Facebook Chân Trời Mới Media, đối tương Ngọc Lan tán phát bài viết “Giáo dục cũng phải theo định hướng”; ngày 18/9/2022 trên trang Blog Việt Nam Thời Báo, đối tương Ngọc Lan tán phát bài viết “Giáo dục con người xã hội chủ nghĩa thành công rực rỡ”, nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước ta trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phủ nhận những thành quả đạt được của hệ thống giáo dục các cấp, bôi nhọ, nói xấu đảng, nói xấu chế độ. Chúng đã đánh đồng những hạn chế, yếu kém trong giáo dục của nước ta trong thời gian qua với toàn bộ nền giáo dục đất nước. Chắc là ở phương trời Tây, chúng bị bịt tai, che mắt nên chỉ thấy hạn chế mà không thấy những ưu điểm, tiến bộ trong nền giáo dục Việt Nam những năm qua, ngang ngược hơn chúng còn dám cho rằng “nền giáo dục của Việt Nam là một nền giáo dục băng hoại không thể cứu vãn” và quy kết, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nên nền giáo dục mới yếu kém. Đến đây thì bộ mặt của kẻ phản động đã lộ nguyên hình, từ giáo dục bọn chúng đã lái sang chính trị, từ phủ nhận thành quả của nền giáo dục sang phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với ngành giáo dục nói riêng, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nước nói chung.

Thực tiễn đã cho thấy giáo dục Việt Nam không phải là một nền giáo dục thất bại mà đã có những bước tiến bộ và đạt được những thành tựu quan trọng góp phần xây con người mới và phát triển đất nước. Mặc dù vẫn còn những hạn chế, bất cập trong giáo dục là không thể phủ nhận nhưng không thể vì một vài hạn chế, khuyết điểm mà phủ nhận sạch trơn những cố gắng, nỗ lực của cả một nền giáo dục. Nếu có cái nhìn khách quan, không thành kiến đều có thể thấy rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giáo dục Việt Nam đã thực hiện nhiều cuộc cải cách và đạt được những thành tựu to lớn đó là: Xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục nô dịch của thực dân, đế quốc, chuyên giáo dục theo lối “ngu dân”…; nền giáo dục Việt Nam đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng; chúng ta không chỉ hoàn thành mục tiêu đưa hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường học tập, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở ở khắp các địa phương trong cả nước, mà chất lượng giáo dục cũng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực ở tất cả đối tượng học sinh và các cấp học, bậc học với tỷ lệ hơn 99% người trong độ tuổi đi học biết đọc, biết viết. Những năm gần đây, nước ta có nhiều học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ Olimpic quốc tế: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học v.v… Đó là những thành tích được cả thế giới ghi nhận, là kết quả từ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, của thầy cô, gia đình cũng như của ngành giáo dục Việt Nam.

Giáo dục Việt Nam hướng vào xây dựng những con người có tính trung thực, lòng nhân ái, vị tha và khoan dung cao thượng; xa lạ với sự giả dối, thủ đoạn, nhỏ nhen và đố kỵ, phát triển toàn diện cá nhân. Đó là những con người thật sự tự do, tự chủ, có tư duy độc lập, sáng tạo; không phải là những con người nô lệ, mất tự do và không có khả năng tự chủ. Đó là những con người không lệ thuộc, không thụ động, không ỷ lại, không dựa dẫm và không giáo điều, họ có đủ bản lĩnh để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ chân lý; đồng thời ý thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm tham gia làm chủ đất nước, về tinh thần tự do và dân chủ. Những tiêu chí chuẩn mực đó của giáo dục Việt Nam đều chứa đựng các yếu tố văn minh, nhân bản và tự do, ấy vậy mà bọn chúng lại “mù màu” không thấy được điều đó.

Để phát triển nền giáo dục Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng hội nhập quốc tế một mặt thì cần phải kiên định, phát triển các giá trị của nền giáo dục Việt Nam; tích cực khắc phục những hạn chế, yếu kém; tiếp thu, cập nhật các tri thức, giá trị tiến bộ về giáo dục của thế giới. Mặt khác, phải cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với các lực lượng phản động, thù địch lợi dụng những yếu kém của giáo dục Việt Nam để phủ nhận nền giáo dục, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét