Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

CẢNH GIÁC VỚI NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA


Chiều ngày 10/9/2022, Văn phòng Trung ương Đảng phát thông cáo cho biết trong hai ngày 9 và 10/9/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về một số đề án để hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị Trung ương 6 khoá XIII. Lợi dụng vấn đề trên, một số trang mạng, báo đài phỏng vấn đưa tin xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước ta. Trên trang Vietnamthoibao. Org, Thới Bình tán phát bài viết “Phản biện chính trị ở Việt Nam chỉ có một con đường’’ trong đó xuyên tạc rằng phản biện chính trị ở Việt Nam, nếu được gọi là “nhà bất đồng chính kiến”, thì sớm muộn gì cũng đối mặt án an ninh quốc gia…, vậy sự thật ở đây là gì.

Thứ nhất, chúng ta phải hiểu rằng. Giám sát, phản biện xã hội – một chức năng cơ bản của Mặt trận, vận động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Chức năng “giám sát, phản biện xã hội” của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được khẳng định trong Điều 9 Hiến pháp năm 2013, “Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, Đảng, Nhà nước ta rất cần có sự giám sát và phản biện xã hội từ phía Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, giúp Đảng và Nhà nước tránh các nguy cơ như: Sai lầm về đường lối, đồng thời góp phần giáo dục đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên về đạo đức, lối sống, kỹ năng thực thi công vụ và ý thức tổ chức kỷ luật. Giám sát và phản biện xã hội chính là hoạt động giúp cho bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước mạnh hơn, đáng tin cậy hơn, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên ngày càng tốt hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân ngày càng được bảo vệ tốt hơn. Do đó, giám sát và phản biện xã hội trở thành nhu cầu tự thân của Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thứ hai, giám sát và phản biện xã hội là một yêu cầu tất yếu khách quan trong việc xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó, với nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không thể thiếu vai trò (thông qua hoạt động giám sát, phản biện xã hội) của Nhân dân, các tổ chức chính trị – xã hội trong việc tham gia thực tế vào công việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, giám sát và phản biện xã hội có vai trò góp phần đảm bảo quyền lực của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích. Trong đó, Nhân dân (thông qua cơ quan đại diện là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) kiểm soát quá trình thực thi quyền lực của Nhà nước, sẽ giúp cho Nhà nước, viên chức, công chức tránh được bệnh quan liêu, xa dân. Nhất là trong điều kiện phát triển nền kinh kế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc sẽ góp phần quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực – một trong các nguyên nhân làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã “chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước”

Đến đây chúng ta khẳng định rằng, những luận điệu của Thới Bình là hoàn toàn sai trái, với mục đích xuyên tạc, bịa đặt đi ngược lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần đề cao cảnh giác, nhận diện, vạch trần và đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trong chống phá chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét