“Lợi ích nhóm” có trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, vì vậy, nó có cả trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong
công tác tổ chức, cán bộ nói riêng với những biểu hiện đa dạng và phức tạp. Cần
sớm có chủ trương, giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời những
biểu hiện này.
Khái
niệm “lợi ích nhóm”
“Lợi ích nhóm” là một cụm từ, một thuật ngữ đang được nhắc đến nhiều trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, đang làm cho nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân quan tâm nhìn nhận, mổ xẻ dưới nhiều cách nhìn với các cấp độ, góc độ khác nhau. Lợi ích thường liên kết con người với nhau, và vì vậy phân chia ra các nhóm, giai tầng khác nhau. Chính vì thế mà có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hay lợi ích giai cấp... Từ “lợi ích nhóm” có thể hình thành nên nhóm lợi ích, nhóm xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm xuất hiện ngày càng nhiều nhóm lợi ích khác nhau, các nhóm này vừa có thể có lợi ích chung, vừa có lợi ích riêng, có lợi ích tích cực, có lợi ích tiêu cực.
Như vậy, có thể hiểu lợi ích nhóm như sau: Lợi ích nhóm là lợi ích của một nhóm người liên kết với nhau, hỗ trợ nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó. Xét về mục đích và bản chất, lợi ích nhóm có thể chia thành lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực. Lợi ích nhóm tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp của một nhóm người. Việc hình thành nó là nhu cầu khách quan, chính đáng, tự nhiên trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, nhiều nhóm người với những đặc điểm, hoàn cảnh khác nhau. Còn lợi ích nhóm tiêu cực là “lợi ích” mà nhóm thu được nhằm vào các “tình huống” hay “phi vụ” nhạy cảm, không lành mạnh, mờ ám, thiếu minh bạch. Bài viết giới hạn ở việc phân tích những biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực (gọi tắt là lợi ích nhóm) trong công tác tổ chức, cán bộ.
“Lợi ích nhóm” trong công tác tổ chức, cán bộ
Trong công tác tổ chức, cán bộ, biểu hiện của lợi ích nhóm cũng rất đa dạng, phức tạp, có trong tất cả các công đoạn, các khâu, các bước trong quy trình hoạt động của công tác tổ chức, cán bộ.
“Lợi ích nhóm” là một cụm từ, một thuật ngữ đang được nhắc đến nhiều trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, đang làm cho nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các tầng lớp nhân dân quan tâm nhìn nhận, mổ xẻ dưới nhiều cách nhìn với các cấp độ, góc độ khác nhau. Lợi ích thường liên kết con người với nhau, và vì vậy phân chia ra các nhóm, giai tầng khác nhau. Chính vì thế mà có lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, hay lợi ích giai cấp... Từ “lợi ích nhóm” có thể hình thành nên nhóm lợi ích, nhóm xã hội. Mặt trái của nền kinh tế thị trường làm xuất hiện ngày càng nhiều nhóm lợi ích khác nhau, các nhóm này vừa có thể có lợi ích chung, vừa có lợi ích riêng, có lợi ích tích cực, có lợi ích tiêu cực.
Như vậy, có thể hiểu lợi ích nhóm như sau: Lợi ích nhóm là lợi ích của một nhóm người liên kết với nhau, hỗ trợ nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó. Xét về mục đích và bản chất, lợi ích nhóm có thể chia thành lợi ích nhóm tích cực và lợi ích nhóm tiêu cực. Lợi ích nhóm tích cực là lợi ích chính đáng, hợp pháp của một nhóm người. Việc hình thành nó là nhu cầu khách quan, chính đáng, tự nhiên trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, nhiều nhóm người với những đặc điểm, hoàn cảnh khác nhau. Còn lợi ích nhóm tiêu cực là “lợi ích” mà nhóm thu được nhằm vào các “tình huống” hay “phi vụ” nhạy cảm, không lành mạnh, mờ ám, thiếu minh bạch. Bài viết giới hạn ở việc phân tích những biểu hiện của lợi ích nhóm tiêu cực (gọi tắt là lợi ích nhóm) trong công tác tổ chức, cán bộ.
“Lợi ích nhóm” trong công tác tổ chức, cán bộ
Trong công tác tổ chức, cán bộ, biểu hiện của lợi ích nhóm cũng rất đa dạng, phức tạp, có trong tất cả các công đoạn, các khâu, các bước trong quy trình hoạt động của công tác tổ chức, cán bộ.
Thứ nhất, lợi ích nhóm trong việc ban
hành chủ trương, chính sách về công tác tổ chức,cán bộ.
Biểu hiện lợi ích nhóm trong việc ban hành chủ trương, chính sách về công tác cán bộ là một bộ phận cán bộ tham mưu, khi tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách có liên quan đến công tác cán bộ thì không vì chính sách, lợi ích chung mà tham mưu, ban hành những chính sách có lợi cho họ (ví dụ: nới lỏng hơn các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, chuyển ngạch, nâng ngạch,...). Biểu hiện khác của tình trạng này là những cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ đã nghiên cứu, tham mưu xây dựng, ban hành chính sách cán bộ “dưới tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản” (như điều kiện tiếp nhận, điều chuyển, bố trí công tác, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt hoặc được đi học, đi công tác nước ngoài) để người thân của họ, hoặc cán bộ lãnh đạo có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đó; ban hành chính sách, quyết định, nhiều khi mang tính “nội bộ”, có tính chất đặc quyền, đặc lợi cho một số ít cán bộ, trái với quy định hoặc theo quy định của Nhà nước nhưng không minh bạch để trục lợi.
Thứ hai, lợi ích nhóm trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của cấp trên về công tác tổ chức, cán bộ thành các quy định, quy chế, quy trình cụ thể của cấp dưới để trục lợi.
Có tình trạng quy định của cấp trên về chính sách, chế độ chung của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ không được cấp dưới cụ thể hóa bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục. Họ “vận dụng” ban hành chính sách, chế độ đối với cán bộ vì lợi ích nhóm của số ít cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, dẫn đến việc thực hiện trái quy định của cấp trên vì nhiều lý do hoặc luôn có sự thay đổi để cho “vừa” với những tiêu chuẩn, điều kiện cá biệt của một số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý để trục lợi cho bản thân hoặc cho người thân của mình theo kiểu “trên có chính sách, dưới có đối sách” làm thiệt hại cho lợi ích chung của cán bộ, công chức, viên chức, gây bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có nơi, đáng lẽ phải vận dụng quy định của cấp trên để ban hành chính sách về công tác cán bộ của cấp mình phù hợp nguyên tắc, chủ trương, quy định, nhưng lại vận dụng ban hành trái quy định nhằm “lách luật” để có lợi cho bản thân hoặc người thân của mình trong việc tuyển dụng, đề bạt, thực hiện các chính sách cán bộ khác, như mở tuổi để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử, kéo dài thời gian công tác,...
Thứ ba, lợi ích nhóm trong việc chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ.
Biểu hiện của lợi ích nhóm này dễ thấy nhất và đang phổ biến hiện nay là cán bộ lãnh đạo trong một số doanh nghiệp nhà nước đã chỉ đạo xây dựng chính sách lương, chính sách thu nhập có lợi cho họ, dẫn đến chính sách lương “khủng” - “thu nhập quá cao” trong một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số doanh nghiệp, lĩnh vực ngành, nghề; hoặc ban hành, thực hiện những chủ trương, chính sách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm đi nghiên cứu, tham quan, học tập ở nước ngoài quá nhiều lần, gây tốn kém, lãng phí, thất thoát kinh phí của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Một biểu hiện nữa của lợi ích nhóm trong tổ chức thực hiện công tác cán bộ là cán bộ cấp trên, cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy biết cán bộ cấp dưới thuộc “cánh hẩu” của mình, trình độ năng lực hạn chế, nhưng vẫn bổ nhiệm, đề bạt, bao che để tạo thành một “ê-kíp” cán bộ làm việc vì lợi ích nhóm để trục lợi. Trong khi đó, cán bộ có đủ năng lực, trình độ, điều kiện thì không được quan tâm quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng khả năng, sở trường của họ, khiến họ “bất bình”, thậm chí đi tìm cơ hội làm việc ở những nơi khác.
Thứ tư, lợi ích nhóm trong việc tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ.
Biểu hiện này thể hiện ở một số cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc phe, cánh của người lãnh đạo đã tham mưu trong việc bố trí người thân của họ dù trình độ năng lực yếu, phẩm chất đạo đức kém, kinh nghiệm công tác không có vào những chức vụ, vị trí công tác có nhiều “lợi thế, màu mỡ, quyền thế” để trục lợi theo kiểu “quyền đi liền với lợi lộc, quyền đi liền với tiền”. Trong khi những cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và có kinh nghiệm công tác, có uy tín thì không được xem xét bố trí đảm nhiệm các công việc đó. Tình trạng này đã hình thành “cơ quan”, “chi bộ” mang tính chất gia đình như ở Vụ PMU18 trước đây và một số vụ việc tiêu cực khác. Có cán bộ lãnh đạo khi sắp hết nhiệm kỳ, hết thời hạn làm lãnh đạo quản lý đã ban hành những quyết định bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, thay đổi vị trí công tác tốt hơn cho cán bộ thuộc diện “thân tín”, cho người thân trong gia đình mình không đúng chế độ, tiêu chuẩn, điều kiện.
Tình trạng trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan cho thấy, một số quy định của Đảng, Nhà nước ban hành nhưng chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nên bị một số cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ lợi dụng để tham mưu, “lách luật” ban hành những quy định có lợi cho lợi ích của cán bộ lãnh đạo hoặc người thân của họ hoặc cho chính cán bộ làm công tác tham mưu về công tác cán bộ. Về nguyên nhân chủ quan cho thấy, một số cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ hoặc cán bộ lãnh đạo dù nhận thức đúng, đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ nhưng vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đã cố tình không thực hiện đúng, đã chỉ đạo hoặc chủ động tham mưu ban hành những chủ trương, chính sách về công tác cán bộ ở cấp mình nhằm vụ lợi cho bản thân, người thân hoặc “cánh hẩu” của mình; mà không vì lợi ích chung của cơ quan, tổ chức, của toàn Đảng về công tác cán bộ. Một số cán bộ lãnh đạo không chấp hành nghiêm quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, dẫn đến vi phạm về công tác này vì lợi ích cục bộ, hoặc lợi dụng cơ chế tập thể để hợp pháp hóa lợi ích cục bộ của một số ít người, “cánh hẩu” của mình hoặc người thân của mình trong công tác bổ nhiệm, đề bạt, bầu cử cán bộ.
Biểu hiện lợi ích nhóm trong việc ban hành chủ trương, chính sách về công tác cán bộ là một bộ phận cán bộ tham mưu, khi tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách có liên quan đến công tác cán bộ thì không vì chính sách, lợi ích chung mà tham mưu, ban hành những chính sách có lợi cho họ (ví dụ: nới lỏng hơn các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, chuyển ngạch, nâng ngạch,...). Biểu hiện khác của tình trạng này là những cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ đã nghiên cứu, tham mưu xây dựng, ban hành chính sách cán bộ “dưới tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản” (như điều kiện tiếp nhận, điều chuyển, bố trí công tác, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt hoặc được đi học, đi công tác nước ngoài) để người thân của họ, hoặc cán bộ lãnh đạo có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đó; ban hành chính sách, quyết định, nhiều khi mang tính “nội bộ”, có tính chất đặc quyền, đặc lợi cho một số ít cán bộ, trái với quy định hoặc theo quy định của Nhà nước nhưng không minh bạch để trục lợi.
Thứ hai, lợi ích nhóm trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của cấp trên về công tác tổ chức, cán bộ thành các quy định, quy chế, quy trình cụ thể của cấp dưới để trục lợi.
Có tình trạng quy định của cấp trên về chính sách, chế độ chung của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ không được cấp dưới cụ thể hóa bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục. Họ “vận dụng” ban hành chính sách, chế độ đối với cán bộ vì lợi ích nhóm của số ít cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, dẫn đến việc thực hiện trái quy định của cấp trên vì nhiều lý do hoặc luôn có sự thay đổi để cho “vừa” với những tiêu chuẩn, điều kiện cá biệt của một số ít cán bộ lãnh đạo, quản lý để trục lợi cho bản thân hoặc cho người thân của mình theo kiểu “trên có chính sách, dưới có đối sách” làm thiệt hại cho lợi ích chung của cán bộ, công chức, viên chức, gây bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Có nơi, đáng lẽ phải vận dụng quy định của cấp trên để ban hành chính sách về công tác cán bộ của cấp mình phù hợp nguyên tắc, chủ trương, quy định, nhưng lại vận dụng ban hành trái quy định nhằm “lách luật” để có lợi cho bản thân hoặc người thân của mình trong việc tuyển dụng, đề bạt, thực hiện các chính sách cán bộ khác, như mở tuổi để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử, kéo dài thời gian công tác,...
Thứ ba, lợi ích nhóm trong việc chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ.
Biểu hiện của lợi ích nhóm này dễ thấy nhất và đang phổ biến hiện nay là cán bộ lãnh đạo trong một số doanh nghiệp nhà nước đã chỉ đạo xây dựng chính sách lương, chính sách thu nhập có lợi cho họ, dẫn đến chính sách lương “khủng” - “thu nhập quá cao” trong một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số doanh nghiệp, lĩnh vực ngành, nghề; hoặc ban hành, thực hiện những chủ trương, chính sách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm đi nghiên cứu, tham quan, học tập ở nước ngoài quá nhiều lần, gây tốn kém, lãng phí, thất thoát kinh phí của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Một biểu hiện nữa của lợi ích nhóm trong tổ chức thực hiện công tác cán bộ là cán bộ cấp trên, cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy biết cán bộ cấp dưới thuộc “cánh hẩu” của mình, trình độ năng lực hạn chế, nhưng vẫn bổ nhiệm, đề bạt, bao che để tạo thành một “ê-kíp” cán bộ làm việc vì lợi ích nhóm để trục lợi. Trong khi đó, cán bộ có đủ năng lực, trình độ, điều kiện thì không được quan tâm quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đúng khả năng, sở trường của họ, khiến họ “bất bình”, thậm chí đi tìm cơ hội làm việc ở những nơi khác.
Thứ tư, lợi ích nhóm trong việc tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ.
Biểu hiện này thể hiện ở một số cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc phe, cánh của người lãnh đạo đã tham mưu trong việc bố trí người thân của họ dù trình độ năng lực yếu, phẩm chất đạo đức kém, kinh nghiệm công tác không có vào những chức vụ, vị trí công tác có nhiều “lợi thế, màu mỡ, quyền thế” để trục lợi theo kiểu “quyền đi liền với lợi lộc, quyền đi liền với tiền”. Trong khi những cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và có kinh nghiệm công tác, có uy tín thì không được xem xét bố trí đảm nhiệm các công việc đó. Tình trạng này đã hình thành “cơ quan”, “chi bộ” mang tính chất gia đình như ở Vụ PMU18 trước đây và một số vụ việc tiêu cực khác. Có cán bộ lãnh đạo khi sắp hết nhiệm kỳ, hết thời hạn làm lãnh đạo quản lý đã ban hành những quyết định bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, thay đổi vị trí công tác tốt hơn cho cán bộ thuộc diện “thân tín”, cho người thân trong gia đình mình không đúng chế độ, tiêu chuẩn, điều kiện.
Tình trạng trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan cho thấy, một số quy định của Đảng, Nhà nước ban hành nhưng chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nên bị một số cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc cán bộ làm công tác tham mưu về tổ chức, cán bộ lợi dụng để tham mưu, “lách luật” ban hành những quy định có lợi cho lợi ích của cán bộ lãnh đạo hoặc người thân của họ hoặc cho chính cán bộ làm công tác tham mưu về công tác cán bộ. Về nguyên nhân chủ quan cho thấy, một số cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ hoặc cán bộ lãnh đạo dù nhận thức đúng, đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ nhưng vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm đã cố tình không thực hiện đúng, đã chỉ đạo hoặc chủ động tham mưu ban hành những chủ trương, chính sách về công tác cán bộ ở cấp mình nhằm vụ lợi cho bản thân, người thân hoặc “cánh hẩu” của mình; mà không vì lợi ích chung của cơ quan, tổ chức, của toàn Đảng về công tác cán bộ. Một số cán bộ lãnh đạo không chấp hành nghiêm quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, dẫn đến vi phạm về công tác này vì lợi ích cục bộ, hoặc lợi dụng cơ chế tập thể để hợp pháp hóa lợi ích cục bộ của một số ít người, “cánh hẩu” của mình hoặc người thân của mình trong công tác bổ nhiệm, đề bạt, bầu cử cán bộ.
Van Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét