Hiện nay có
nhiều bài nói, bài viết đăng tải trên các trang mạng xã hội phản ánh nhiều nội
dung liên quan đến hoạt động của các cơ quan công quyền, hoạt động của Đảng và
Nhà nước ta đối với toàn xã hội. Đây cũng là thành quả của
tri thức Việt Nam, đang ngày càng khẳng định vị trí trong các hoạt động của xã
hội. Điều này cho thấy một thực tế, phản biện xã hội đang ngày càng đóng vai
trò quan trọng trong đời sống nhân dân, và phản ánh sự phát triển của xã hội.
Đã phần nào giúp cho Đảng, Nhà nước, xã hội nhìn nhận
ra những khuyết điểm, thiếu sót còn tồn tại để tìm cách khắc phục triệt để.
Tuy nhiên, đằng
sau những sự phản biện xã hội mang tính tích cực, nhiều kẻ tự mang danh cho
mình cái mác "trí thức" để lên tiếng phản ánh, xuyên tạc những vấn đề
thuộc về quốc gia, dân tộc hay cá nhân mà có khi chính họ chưa từng bước chân vào những lĩnh vực như vậy. Có kẻ lập
luận: Thuộc tính đầu tiên của trí thức là lòng dũng cảm hay
trí thức phải có tư duy độc lập? Những câu nói dường như xuất phát từ cách nhìn phiến diện, giống
như ai đó đã ví von "góc nhìn từ bốn bức tường để suy diễn thực tiễn xã hội". Và rồi lôi kéo
người đọc làm theo những ý đồ cá nhân của
mình...
Trong công cuộc
xây dựng phát triển đất nước, không chỉ Việt Nam mà mỗi quốc gia trên thế giới
đều rất cần có trí thức. Không phải tự nhiên họ được gọi là trí thức mà phải trải
qua quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi đạo đức,
kiểm nghiệm thực tiễn và cộng thêm tố chất của mỗi người. Lòng dũng cảm cũng
như vậy, được rèn luyện trong môi trường, hoàn cảnh xã hội, được xã hội
thừa nhận. Còn tố chất, tư duy của cá nhân có
khi có sự vượt trước, sáng tạo, được khoa học thừa nhận nhưng đều phải nằm
trong một trật tự xã hội, một xã hội pháp quyền đều phải có quy chuẩn điều
này. Có nghĩa là những hành động dũng cảm, dám đấu tranh vì lẽ phải sẽ được xã
hội thừa nhận nếu hoàn toàn phù hợp với hiến pháp và pháp luật của từng quốc
gia, dân tộc. Cá nhân không thể tự phong cho mình là trí thức hay nhà bác học nếu
như không có "giá trị sản phẩm" mà mình làm ra, theo
Giáo sư Ngô Bảo Châu cái này không liên quan gì đến vai trò phản
biện xã hội. Rõ ràng, trong bất cứ lúc nào Con người đều là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.
Thực chất của
những lời lẽ biện minh trên mạng, thậm chí có một số tờ báo nước ngoài tiếp tay các "trí thức dỏm" đã phản ánh không
đúng vấn đề của đất nước, nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Mỗi người khi tiếp nhận những lời lẽ này cần
có cái nhìn thận trọng, đúng đắn, tránh để kẻ xấu lợi dụng lòng tin của mà gây
chia rẽ trong nhân dân./.
Trí Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét