Nhiều
người lên mạng xã hội tỏ vẻ ta đây là nhân văn là bác ái cao cả, họ cho rằng,
lịch sử nước ta có giai đoạn nhạy cảm, tuy đất nước thống nhất đã 46 năm nhưng
trong xã hội vẫn còn nhiều gia đình "ở phía bên này, bên kia" không
nên kỷ niệm chiến thắng 30/4 hay có kỷ niệm thì cũng đừng ồn ào, làm phía bên
kia chạnh lòng…
Gửi mấy lời:
Xin thưa rằng:
30/4 lịch sử cùng với ngày 27/7 hàng năm đã từ lâu trở thành ngày mà toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta tri ân những anh hùng, liệt sỹ những thương bệnh binh,
những người con hùng anh của nước Việt đã vĩnh viễn ngã xuống hoặc đóng góp một
phần máu, xương của mình để “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, viết nên
trang sử hào hùng, viết nên khúc khải hoàn ca đẹp nhất của thế kỷ 20. Công lao,
đóng góp vĩ đại đó đã cho chúng ta được hưởng niềm vui trọn vẹn của một dân tộc
độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ như ngày hôm nay.
Là dịp để chúng
ta ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của dân tộc; thể hiện lòng biết ơn của
đồng bào và chiến sỹ cả nước đối với những anh hùng, liệt sỹ hy sinh vì tổ
quốc; là dịp để chúng ta ôn lại những ngày “không thể nào quên” về một thế hệ
“mang gươm đi mở cõi” thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, thế hệ đã rửa cho
dân tộc ta cái nhục mất nước, cái nhục nô lệ; để cho con cháu muôn đời sau hiểu
rõ và thêm trân quý giá trị của hòa bình, độc lập được đánh đổi bằng “bể máu,
non xương” của tiền nhân…
Để có ngày
30/4/1975, dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta đã trải qua màn đêm
nô lệ và bị chia cắt suốt trăm năm; để có phút giây huy hoàng của lịch sử khi
xem tăng T-54 số hiệu 843 và 390 của Quân đội ta húc đổ dinh Độc Lập thì trước
đó là máu xương của hàng hàng lớp lớp các thế hệ người Việt Nam đã ngã xuống vì
độc lập, tự do của tổ quốc! Ôn cố tri tân, ôn lại truyền thống để giáo dục thế
hệ trẻ về tình yêu tổ quốc, lòng tự hào dân tộc và trân quý giá trị của hòa
bình, độc lập; phẩm giá của người Việt Nam có được như hôm nay chính là nhờ
cha, anh hiến máu đào cho tổ quốc để đánh đổi.
Tại sao lại
không ăn mừng chiến thắng, tại sao lại sợ “phía bên kia chạnh lòng”.
Từ cổ chí kim
dân tộc ta, nhân dân ta luôn rạch ròi về khái niệm người yêu nước, anh hùng dân
tộc với bè lũ phản quốc, làm tay sai cho ngoại bang để giày xéo dân ta. Trải
qua gần 5000 năm lịch sử dựng và giữ nước, Quốc sử vẫn còn ghi; nhân dân ta khi
nhắc đến Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục, Đinh Tiên Hoàng,
Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh
…Tên tuổi của họ và những anh hùng gắn với thờ đại của họ tuy khác nhau về thời
điểm lịch sử nhưng điểm chung là họ đều là những tượng đài, anh hùng dân tộc;
dù có trãi qua hàng ngàn đời đi nữa thì chân lý đó sẽ chẳng thay đổi; nhân dân
ta mãi mãi biết ơn, lấy đó làm tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước để
ngàn đời cháu con tôn thờ, noi theo.
Ngược lại, khi nhắc
đến Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh, Ngô Đình Diệm,
Nguyễn Văn Thiệu, Hoàng Văn Hoan… và bè lũ tay sai, bán nước hoặc vì lợi ích cá
nhân mà can tâm, tình nguyện làm ưng khuyển, làm tôi tớ cho giặc để chống lại
đất nước; muôn đời cháu con khi nhắc đến tên họ thì không ngừng phỉ nhổ, nguyền
rủa; là gương xấu muôn đời để cho con dân nước Việt nhìn vào đó mà tự răn mình.
Và cũng chẳng ai sợ đám lũ loạn thần, tặc tử này phải buồn lòng hay chạnh lòng,
dù ở dưới tuyền đài thì người Việt vẫn mãi mãi phỉ nhổ chúng!
Hòa hợp dân tộc
không phải là đánh đồng, cào bằng giữa người yêu nước và lũ phản tặc, ai tri ân
lũ bán nước trong lịch sử dân tộc này? Không bao giờ! Đối với ngụy Sài Gòn muôn
đời là giặc của nước Việt chúng ta, không thể rửa mặt cho giặc! Không thể vì
bất kỳ lý do gì để không kỷ niệm những ngày Quốc lễ như 30/4./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét