Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

SUY NGẪM VỀ CÁI GỌI LÀ “TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM”





          Nhiều năm qua, mỗi khi đề cập vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, các thế lực thù địch và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí thường sử dụng khái niệm “tù nhân lương tâm” để vu khống, bịa đặt, xuyên tạc. Và xét theo lịch sử, “tù nhân lương tâm” là khái niệm do Ân xá quốc tế (AI) “nghĩ ra” rồi dựa vào đó để áp đặt, bênh vực, dung túng một số người có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy bản chất cái gọi “tù nhân lương tâm” là gì, “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam vẫn được AI ra sức bảo vệ là ai?
          Nhiều năm nay, trong các loại tuyên bố, phúc trình, báo cáo, phát ngôn… của một số tổ chức, cá nhân, thậm chí một số chính phủ, về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, khái niệm “tù nhân lương tâm” được sử dụng như mặc định để biện hộ cho một số người Việt Nam có hành vi vi phạm pháp luật, bị tòa án nhân dân (TAND) xét xử, tuyên án...Mỗi khi một vụ án liên quan hoạt động chống phá Nhà nước được đưa ra xét xử, là AI vội trưng cái gọi “tù nhân lương tâm” để vu cáo Việt Nam, yêu cầu “phải trả tự do vô điều kiện”! Trong số người được AI gọi là “tù nhân lương tâm” và một mực bảo vệ, nổi lên thấy có Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Đan Quế, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Hải, Hoàng Đức Bình, Huỳnh Trương Ca...
          Với con người, lương tâm luôn là một phạm trù đạo đức, và dù trừu tượng đến đâu vẫn có thể đánh giá lương tâm của mỗi người trên cơ sở họ thực hành các giá trị chân - thiện - mỹ. Không thể gọi là có lương tâm khi “công khai hoạt động chống phá chính quyền, biến nơi ở thành nơi làm ra, tàng trữ, lưu hành, phát tán nhiều tài liệu, hoạt động chống phá Nhà nước...Chính vì lẽ đó, cho nên AI đừng bao giờ và không nên dùng lý luận đó để bảo hộ cho hành động phi pháp, và đó chính là hành động "vô lương tâm", chà đạp lên mọi giá trị, mọi quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định để đạt được mục đích hèn hạ của mình, hay cái phi tổ chức của mình.
 Ngọc Dĩnh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét