“Không đi làm nhà nước” của đối tượng Thái Bá Tân
đăng trên trang facebook cá nhân vào 12.00 ngày 01/6/2019

Đây là một bài thơ theo lối
thơ năm chữ quen thuộc của Thái Bá Tân, một dịch giả, nhà thơ, nhà văn có tài,
một giảng viên ngoại ngữ khá nổi tiếng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh các bài
thơ mang hơi hướng ngụ ngôn, hoặc chuyển thể từ truyện ngụ ngôn, lịch sử hoặc
các tích tôn giáo cổ,… thành thơ có tác dụng giáo dục con người, nhất là các bạn
trẻ, học trò sống tốt hơn, trách nhiệm hơn, có ích hơn thì Thái Bá Tân thường
xuyên lồng vào đó những định kiến về Đảng, về chế độ, về những tiêu cực trong
xã hội gây ảnh hưởng méo mó đối với nhận thức người đọc.
Bài thơ “Không đi làm nhà nước” cũng một kiểu như vậy. Chỉ với 7 khổ, 28
câu thơ ngắn, nhưng Thái Bá Tân đã vẽ nên một bức tranh rất phiến diện về bộ
máy nhà nước của ta. Bằng một giọng bề trên, kẻ cả, Thái Bá Tân khuyên các bạn
trẻ, học sinh, sinh viên sau khi học xong không vào làm việc tại các cơ quan
Nhà nước với những lý do rất thiếu cơ sở khoa học, đầy ẩn ý cá nhân, quy chụp với
một mảng màu rất tối về công việc và hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động,… trong các cơ quan nhà nước.
Qua những câu thơ rẻ tiền của
Thái Bá Tân, tất cả nhiệm vụ nặng nề, khẩn trương, quan trọng để quản lý, điều
hành toàn bộ xã hội ổn định và phát triển của cả hệ thống chính trị ta hiện nay
bị gạt sang một bên, thay vào đó là một bộ máy chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, kiểu
“sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Thái
Bá Tân không biết hay cố tình không biết những yêu cầu rất cao của một Chính phủ
“kiến tạo”, những áp lực rất lớn, những
cống hiến, thầm lặng không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, công chức từ Trung ương
đến địa phương đã đóng góp một phần quan trọng vào những thành quả to lớn mà Đảng
và nhân dân ta đã giành được trong thời gian qua, nhất là thành tựu sau 30 năm
đổi mới. Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, với tác động của
cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức càng lớn
và luôn phải học tập, tiếp thu kiến thức mới để đáp ứng đòi hỏi rất cao của nhiệm
vụ được giao. Phải thừa nhận, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức chưa gương
mẫu, thiếu rèn luyện, không chịu khó học tập gây dư luận không tốt trong nhân
dân, nhưng đó là thiểu số, không thể quy kết theo kiểu “vơ đũa cả nắm” như vậy được.
Không chỉ dừng lại ở đó,
Thái Bá Tân còn lộng ngôn mà viết rằng “Và
cái thằng thủ trưởng, Đảng viên thường ngu lâu,…”. Thái Bá Tân đã lợi dụng
quyền tự do dân chủ của mình để hạ thấp đảng viên, qua đó hạ thấp vai trò lãnh
đạo của Đảng ta với một thái độ phải nói là hỗn xược và trịch thượng. Mặc dù
chính Thái Bá Tân đang sống, đang làm việc, đang được hưởng thụ những thành quả
cách mạng vĩ đại mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo dân tộc giành được trong
suốt gần 90 năm qua. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam, điều đó không chỉ được chứng minh rõ ràng trong giai đoạn lật
đổ phong kiến, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho dân tộc trước
đây mà thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay
vẫn còn nguyên giá trị.
Thái Bá Tân đã bẻ cong ngòi
bút của mình khi viết tiếp những dòng bẩn thỉu, cho rằng trong bộ máy nhà nước
chỉ có dối trá, lọc lừa, đã làm trong môi trường nhà nước là sẽ phải “nhùng chàm”, là người tài không được trọng
dụng “càng tài càng bị đánh”,… Chúng
ta phải nhận thức rằng, trong thời kỳ quá độ, nhiều giá trị đan xen, bên cạnh
tính tích cực, tiến bộ thì một vài hiện tượng tiêu cực, “con sâu làm rầu nồi canh” là không tránh khỏi. Đặc biệt, xây dựng
CNXH từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, người dân nói chung còn mang nặng tư
tưởng tiểu nông, manh mún, nhỏ lẻ và tư tưởng đó cũng còn ăn sâu, bám rễ trong
một bộ phận của đội ngũ cán bộ. Vì vậy, cùng với quá trình xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho CNXH là quá trình cải tạo xã hội về tư tưởng và làm trong sạch
bộ máy. Đóng góp cho Đảng, cho hệ thống chính trị, cho từng cán bộ, đảng viên,
công chức là một việc làm đáng trân trọng, nhưng đóng góp trên tinh thần chỉ ra
sai sót để sửa chữa chứ không phải lợi dụng đóng góp nhằm đả kích, bôi nhọ, chống
đối,… tạo ra một bầu không khí u ám trong xã hội.
Vậy Thái Bá Tân là ai? Thái
Bá Tân là người như thế nào mà có suy nghĩ và hành động tiêu cực như vậy? Phải
chăng Thái Bá Tân là thành phần ngụy quân, ngụy quyền cũ, hay thế lực phản động
hải ngoại mang nặng hận thù với Đảng với chế độ?
Hoàn toàn không phải!
Thái Bá Tân thực ra là một
tri thức, được sinh ra và lớn lên trên miền Bắc XHCN. Tuổi trẻ - khi thanh niên
cả nước hăng hái lên đường chống Mỹ cứu nước với lý tưởng “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” thì nhờ kết
quả học tập phổ thông tốt, Thái Bá Tân đã được Đảng và Nhà nước ta cử sang
Matxcova học Đại học Ngoại ngữ nhằm mục đích chuẩn bị đội ngũ tri thức cho giai
đoạn kiến thiết đất nước sau chiến tranh. Về nước, Thái Bá Tân cũng từng công
tác một thời gian dài trong các cơ quan nhà nước, từ giảng viên Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội, biên tập viên Nhà xuất bản Lao động rồi trước khi nghỉ hưu làm việc
tại cơ quan Hội nhà văn Việt Nam. Đúng ra, với những gì mình được hưởng, so với
sự hy sinh xương máu và cả tuổi thanh xuân của bạn bè cùng thế hệ trên chiến
trường để mình được yên tâm học tập, để có điều kiện tích lũy kiến thức “hơn người” thì Thái Bá Tân phải biết ơn
Đảng, biết ơn chế độ, biết ơn nhân dân, ra sức cống hiến trí tuệ và khả năng của
mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chỉ vì bất mãn chính trị,
với những nhận thức lệch lạc một chiều, Thái Bá Tân lại quay ra phản bội lại lý
tưởng, phản bội lại tổ chức, theo trào lưu cơ hội xét lại hết sức nguy hiểm.
Kế thừa truyền thống ngàn đời
nay, Đảng ta luôn chủ trương trọng dụng nhân tài, quan tâm đến phát triển đội
ngũ tri thức. Thách thức trong thời đại mới càng đặt ra cho Chính phủ ta cần có
cơ chế thu hút nhân tài đi đôi với làm trong sạch bộ máy của hệ thống chính trị.
Đặc biệt, Đảng, Nhà nước luôn thể hiện sự khoan dung và thận trọng khi đối xử với
tri thức, nếu không với những bài viết có tính thường xuyên và hệ thống trên
các trang mạng xã hội, Thái Bá Tân sẽ không được yên ổn như vậy.
Tuy nhiên, chúng ta cũng
không được chủ quan, bởi với trí tuệ và khả năng ảnh hưởng đối với quần chúng,
những tri thức Thái Bá Tân, hay Chu Hảo, Nguyên Ngọc,… đang hàng ngày làm sai lệch
nhận thức, mờ nhạt lý tưởng, nhen nhóm sự chống đối, đi ngược lại với lợi ích của
Đảng và dân tộc trong một bộ phận nhân dân, nhất là giới trẻ. Đúng như sinh thời
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “Có tài
mà không có đức là người vô dụng”, thậm chí còn gây hại./.
Huy Du
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét