Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

CẨN TRỌNG TRƯỚC THỒNG TIN XẤU TRÊN MẠNG XÃ HỘI


Trong những năm gần đây, đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội thì các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã lợi dụng môi trường kỹ thuật số để chống phá chê độ, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời làm ảnh hưởng tới kinh tế đất nước, xâm phạm đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức.
Hiện tượng lợi dụng các kênh truyền thông để chống phá Đảng, Nhà nước trong thời gian gần đây diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp với nhiều thủ đoạn. Các thế lực thù địch, phản động hiện nay đang ra sức hạ thấp vai trò của báo chí chính thống và cổ xúy, thành lập những tổ chức với tên gọi khác nhau.
Chúng kêu gọi blogger, facebooker có tư tưởng chống phá Đảng, Nhà nước để lập ra thành những "nhà báo tự do", "nhà báo toàn cầu" "nhà báo công dân", "báo mạng xã hội", "nhà xuất bản mạng",... Để truyền bá trực tiếp cho một số người do thiếu hiểu biết và tư tưởng lệch lạc tìm đọc, từ đó lôi kéo để cổ vũ, tiếp tay cho những thông tin sai lệch định hướng theo cách của chúng. Nhưng chung nhất, thì với cách "ngụy tuyên truyền" này của các thế lực phản động vẫn là để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân...
Có thể nhận thấy, đặc điểm chung các vụ án chống chế độ, Đảng, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nhiều năm trở lại đây là: Các tổ chức, cá nhân này chủ yếu là xuyên tạc chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; xúc phạm lãnh tụ chủ nghĩa xã hội Mác, Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh...; lợi dụng vấn đề phức tạp của xã hội như Luật Đặc khu kinh tế, Luật An ninh mạng, tình trạng ô nhiễm môi trường...; đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước,... để vu cáo chính quyền Việt Nam.
Trên các trang Google, Facebook, You Tube các cá nhân có thể có những hoạt động tương tác trực tuyến ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng cũng trên các trang mạng đó, đã đặt ra nhiều thách thức đối với nhân loại, quốc gia, dân tộc. Nhất là việc đánh giá tính chân thực của thông tin mạng, tình trạng lừa đảo trên mạng xã hội, ăn cắp thông tin,...
Nói đúng nhất, thì những thông tin trên mạng hiện nay rất khó kiểm chứng. Điều này dẫn đến kẻ xấu có thể lợi dụng mạng Internet, mạng xã hội để thực hiện các hành vi và mục tiêu xấu xa như: câu like, truyền thông sai lệch, giật gân, xâm phạm đời tư cá nhân,...
Sự nguy hại đòi hỏi phải có luật an ninh mạng như hiện nay để ngăn chặn thông tin, tránh xâm hại tới quyền và lợi ích của công dân quốc gia đó.
Hiện nay Facebook và Google đã đồng ý thiết lập cơ chế riêng để Bộ Thông tin và Truyền thông có thể yêu cầu gỡ bỏ số lượng lớn các video clip vi phạm trên Youtube. Về phía các cơ quan pháp luật, cũng đã áp dụng các văn bản để xử lý mạnh tay, nghiêm minh hơn nữa các hành vi vi phạm; nhất là xử phạt một số cá nhân thông tin xuyên tạc, chống phá trên internet.
Không ai có thể xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng của dân tộc; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tôn giáo, phân biệt chủng tộc; Những hành vi phá hoại, tấn công trên mạng xã hội, môi trường Internet là những nguy cơ và thách thức đối với an ninh quốc gia, trật tự xã hội và quyền con người.
Đức Thành


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét