Thứ Ba, 19 tháng 6, 2018

AI SỢ LUẬT AN NINH MẠNG




Ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã chính thức thông qua Luật An ninh mạng. Theo điều khoản quy định trong Luật An ninh mạng thì sẽ có nhiều hành vi bị cấm thực hiện trên không gian mạng như: Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…
Như vậy, có thể thấy, ai là những kẻ phải lo sợ khi luật này được thông qua. Đó chính là những tên “rận chủ”; những tên lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ uy tín của người khác... Bởi vì khi luật An ninh mạng có hiệu lực chắc chắn việc các đối tượng không thể tiếp tục xuyên tạc, bịa đặt những thông tin sai lệch, không đúng sự thật nữa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng không còn gì để nói, để viết nữa bởi sự thật rằng tất cả các thông tin trước đây chúng đưa lên đều là bịa đặt và sai sự thật. Và nếu không nói, viết, đăng tải được các nội dung chống đối, các “ông chủ” bên ngoài sẽ không trả tiền “hoạt động” cho các rận chủ. Sẽ qua cái thời các nhà rận chủ chỉ ngồi điều hòa, lên mạng góp nhặt thông tin từ đó chế biến, bịa đặt là có thể kiếm tiền. Các rận muốn có đô la gửi về thì chỉ có quay lại trò cũ là rạch mặt ăn vạ mà thôi…
Chính do vậy, các rận tìm mọi cách ngăn cản, cản trở sự ra đời của luật này. Chúng cố tình xuyên tạc tình hình đến các tổ chức quốc tế, bịa đặt những nhận xét đánh giá của nhiều “chuyên gia” với nội dung như Luật An ninh mạng bóp ngẹt tự do ngôn luận, là bước lùi của Việt Nam… Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là những lý do các rận chủ nghĩ ra và không hề có dẫn chứng, chứng cứ cụ thể nào. Luật An ninh mạng của Việt Nam không hề bóp nghẹt tự do ngôn luận, quyền nói lên tiếng nói của mình là một trong những quyền tự do của công dân đã được quy định trong Hiến Pháp. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Người dân Việt Nam hoàn toàn có thể bày tỏ những ý kiến của mình với những vấn đề của đất nước, của xã hội nhưng đầu tiên là phải nói đúng sự thật chứ không phải xuyên tạc, bịa đặt. Luật An ninh mạng sẽ góp phần là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt và bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngọc Hiển 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét