Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và các
loại hình tín ngưỡng; tín đồ các tôn giáo đều là nhân dân lao động, có tinh
thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã
xác định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của lực lượng cách mạng Việt Nam.
Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách đoàn kết các tôn giáo trong
khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tiến hành thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân
tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
NĐH hội nhập quốc tế .
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước ta tôn trọng,
bảo đảm, coi đó là một trong những quyền cơ bản của công dân. Thế nhưng, các
thế lực thù địch vẫn tìm mọi cách tung ra những luận điệu cho rằng Việt Nam
không có tự do tôn giáo, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, nhằm
gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ Đảng, Nhà nước với
đồng bào các tôn giáo, kích động quần chúng tín đồ chống đối chính quyền, gây
mất ổn định chính trị - xã hội, tạo cớ can thiệp vào nội bộ nước ta.
Để thực hiện âm mưu này, chúng đã tiến hành bằng nhiều cách, với các phương
thức, thủ đoạn rất thâm độc, xảo quyệt. Chúng ta có thể nhận diện và chỉ ra sự
phi lý của những luận điệu vu cáo Việt Nam không có tự do tín ngưỡng, tôn giáo
qua hoạt động, song bài viết này xin nói về một trong số các hoạt động đó là:
Xuyên tạc, vu cáo Nhà nước can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, đòi
hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước XHCN Việt Nam.
Mỗi khi Nhà nước ta bổ sung hoặc ban hành những văn bản pháp luật mới để điều
chỉnh về hoạt động tôn giáo cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất
nước, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ thì họ lại
dấy lên chiến dịch đòi bãi bỏ các văn bản pháp luật này hoặc xuyên tạc, tìm
cách ngăn cản chức sắc, tín đồ thực hiện. Luận điệu của họ là tôn giáo phải độc
lập với Nhà nước, không chịu sự quản lý của Nhà nước. Họ tâng bốc, ca ngợi tự
do tôn giáo ở các nước tư bản, tôn giáo được tự do hoạt động, chính quyền không
can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, vì đây là quyền tự do của công dân.
Những luận điệu này làm cho không ít tín
đồ các tôn giáo hoài nghi chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
Nhiều người ngộ nhận cho rằng các hoạt động tôn giáo đều không phải xin phép
chính quyền; thậm chí có những hành vi chống lại việc thực hiện các chính sách,
pháp luật về tôn giáo.
Hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý nhà nước là một luận điểm hoàn toàn sai
trái, không đúng cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Trước hết, tổ chức
tôn giáo là một tổ chức mang tính xã hội, mà đã là một tổ chức thì ở bất cứ
quốc gia nào khi thành lập, hoạt động đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước.
Khi chưa được cơ quan nhà nước công nhận cũng có nghĩa là tổ chức đó chưa có tư
cách pháp nhân. Khi đã có tư cách pháp nhân, tổ chức đó hoạt động phải tuân thủ
các quy định pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét