Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ "LL47"

Hơn 10.000 người trong ‘Lực lượng 47’ đấu tranh trên mạng” – là tiêu đề được báo Tuổi trẻ giật tít cho bài phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam – tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 tổ chức tại TP.HCM ngày 25-12 vừa qua. Ngay lập tức, bài viết đã được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ, trong đó những người tự xưng là “nhà đấu tranh” hả hê tuyên bố rằng những người phản đối họ trên mạng là những thành viên thuộc “Lực lượng 47”, được trả lương để “định hướng dư luận”. Và như vậy, thông qua bài báo này thì kể từ bây giờ bất cứ cá nhân nào không có tư tưởng chống chính quyền hay có lời lẽ bênh vực chính quyền đều có thể bị quy chụp là thành viên “Lực lượng 47”. Vậy thực hư về lực lượng này là như thế nào ? Có giống như những gì báo Tuổi trẻ viết mà muốn người đọc nghĩ đến hay không !?!
“Lực lượng 47” là tên gọi dựa theo chỉ thị 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011 về những điều đảng viên không được làm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một trong các trách nhiệm của các cán bộ này là giám sát việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet TRONG QUÂN ĐỘI, quản lý báo chí, xuất bản, khai thác các ấn phẩm văn hóa, KHÔNG ĐỂ VĂN HÓA PHẨM XẤU ĐỘC XÂM NHẬP VÀO ĐƠN VỊ MÌNH.
Thành viên trong lực lượng 47 thường là Thủ trưởng các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật; các Chủ nhiệm Chính trị, báo cáo viên của các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cán bộ thuộc lực lượng cơ quan bộ, ban chỉ huy quân sự. Lực lượng này có chức năng giám sát, quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet TRONG QUÂN ĐỘI, quản lý báo chí, xuất bản, khai thác các ấn phẩm văn hóa, ngăn chặn các luồng thông tin độc hại xâm nhập vào các đơn vị trong quân đội
Như vậy đã rõ, Lực lượng 47 mà Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nhắc đến có nhiệm vụ bảo vệ an ninh thông tin TRONG QUÂN ĐỘI. Đây là một phần trong chiến lược tác chiến không gian mạng, nhằm đối phó với các nguy cơ an ninh phi truyền thống mà các chiến lược khác (trên không, trên biển, trên bộ,…) không thể đảm nhận được.
Quay trở lại với bài báo trên Tuoitre.vn khi trích dẫn lời của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Bắt đầu trích “Quân ủy trung ương hết sức quan tâm, xây dựng lực lượng thường trực phản bác các quan điểm sai trái. Lực lượng bảo vệ an ninh tư tưởng trong quân đội cũng phát triển và tới đây sẽ có lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạng…..Có người hỏi tôi thông tin này có thể công khai không. Tôi thấy các thế lực và nước khác cũng đang tuyên bố là đang có cuộc chiến tranh trên không gian mạng thực sự. Nên chúng ta hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái“- ngưng trích. Về cái gọi là Lực lượng 47, bài báo viết “Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết hiện lực lượng này (gọi là lực lượng 47 – theo chỉ thị 47) đã có hơn 10.000 người là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, “vừa hồng vừa chuyên”, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ” – đây là cách diễn đạt lại lời của thượng tướng Nghĩa theo ý hiểu của phóng viên chứ không hoàn toàn là lời của thượng tướng – một cách lập lời, đánh tráo khái niệm.
Bài báo đưa tin về Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, có rất nhiều ý kiến của nhiều cá nhân được trích dẫn, tại sao lại lựa chọn ý kiến của thượng tướng Nghĩa để đặt tiêu đề và giật tít theo cách dễ khiến người đọc hiểu sai vấn đề. Tại sao không trích dẫn nguyên văn lời phát biểu của thượng tướng mà lại diễn đạt theo ý hiểu của phóng viên ? Phải chăng phóng viên Mai Hoa cố tình dắt mũi dư luận tới luận điểm “chính phủ trả lương 10.000 người thuộc “Lực lượng 47″ nhằm định hướng dư luận trên mạng xã hội”. Đọc những bình luận về chủ đề này trên mạng xã hội cho thấy tác giả đã dắt mũi dư luận rất thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét