Trong chiến tranh, sẽ không thể giành
thắng lợi trên bàn đàm phán nếu như không có thắng lợi
trên chiến trường. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải
xuống thang chiến tranh và đi vào đàm phán, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
Bằng cuộc đấu tranh đầy bản lĩnh và trí tuệ, kết hợp chặt chẽ ba mặt trận: quân
sự, chính trị và ngoại giao, tháng 10/1972, văn bản Hiệp định Paris hình thành và được sự
nhất trí giữa những đại diện tham gia đàm phán. Tuy nhiên, Mỹ đã lật lọng,
không ký hiệp định theo dự kiến, mà còn tiến hành biện pháp chiến tranh ác liệt
nhất: mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52
nhằm huỷ diệt Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, với tham vọng
làm suy yếu miền Bắc, gây thêm những tội ác man rợ đối với nhân dân Việt Nam.
Với những toan tính và sự chuẩn bị từ
trước, Tổng thống R. Nixon quyết định đánh con bài
cuối cùng, mở cuộc tập kích chiến lược đường không (từ ngày 18 đến ngày
30-12-1972) vào thủ đô Hà Nội, thành phố cảng Hải Phòng và một số nơi trên miền Bắc, với mật danh “Linebacker 2” bằng máy bay ném bom chiến
lược B-52. Riêng Hà Nội, không quân Mỹ đánh có tính chất hủy diệt, trút hàng
chục ngàn tấn bom xuống nhiều khu dân cư: Khâm Thiên, An Dương, Uy Nỗ, Bệnh
viện Bạch Mai, Yên Viên, Gia Lâm, Đông Anh, Văn Điển, Giáp Bát, Đài Phát thanh
Mễ Trì...
Mỹ hy vọng sẽ buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải chấp nhận các yêu
sách của Mỹ. Theo giáo sư sử học Mỹ Gorge C. Herring,
quyết định của Nixon “có vẻ là buộc Hà Nội ký một thoả thuận” nhưng thực chất là “phản ánh nỗi tức giận và dồn nén trong suốt 4 năm và làm
cho Bắc Việt Nam suy yếu đi đến mức họ không thể đe doạ Nam Việt Nam sau khi ký một giải pháp hoà
bình”.
6 tuần sau khi tái thắng cử và một
tuần trước lễ Giáng sinh năm 1972, Nixon lệnh cho những
chiến máy bay B52 đầu tiên ra Hà Nội. Suốt kỳ nghỉ lễ Giáng sinh tiếp theo, Mỹ
liên tục điều máy bay chiến lược B52 thực hiện những trận ném bom dữ dội và ác
liệt nhất, trút hơn 36000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.
Song, một lần nữa, chính quyền Nícxơn lại nếm mùi thất bại.
Song, một lần nữa, chính quyền Nícxơn lại nếm mùi thất bại.
Từ dự báo chiến lược: “Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội”... “Mỹ sẽ nhất
định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”, Quân ủy Trung
ương chỉ thị cho Quân chủng Phòng không - Không quân và các quân khu phải sẵn sàng
đối phó với khả năng Mỹ cho không quân, kể cả không quân chiến lược đánh phá
trở lại miền Bắc. Tháng 11-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Âm mưu
của Mỹ cho B52 đánh thủ đô Hà Nội sẽ là hành động gây sức ép cuối cùng để buộc
nhân dân Việt Nam
phải nhân nhượng. Vì vậy phải kiên quyết đánh thắng chúng trên bầu trời Thủ
đô... Với ý thức cảnh giác và tinh thần SSCĐ cao, quân dân miền Bắc, nhất là
quân dân Thủ đô trong thế trận chiến tranh nhân dân, kết hợp chặt chẽ ba thứ
quân, kết hợp các quân chủng và binh chủng, kiên quyết chiến đấu không chỉ bằng
vũ khí hiện đại, mà bằng cả trí thông minh và lòng dũng cảm, làm nên “Trận Điện
Biên Phủ trên không”, giáng cho quân xâm lược Mỹ những tổn thất nặng nề. Cho dù số “Pháo đài bay” B52 bị bắn rơi được
mỗi bên công bố có khác nhau, nhưng chắc chắn đó là một tổn thất lớn về vật
chất đối với Mỹ, đặc biệt gây tâm lý nặng nề cho giới quân sự Mỹ, bởi đây là
chiến dịch mà Mỹ chủ động lựa chọn mục tiêu, thời điểm, phương thức chiến đấu
và đặc biệt là sử dụng vũ khí hiện đại nhưng hoàn toàn thất bại.
Trả lời tạp chí AirForce (6-1973),
Cựu Phó Tham mưu trưởng không quân Mỹ khẳng định,
"Bắc Việt Nam
rõ ràng
là có nhiều kinh nghiệm bắn tên lửa SAM cũng như các loại súng phòng không khác. Họ cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc
phát hiện máy bay từ các đài điều khiển mặt đất... Không quân Mỹ đã tiến hành
chiến tranh điện tử trên quy mô lớn, nhưng các máy bay vẫn
dễ bị tổn thương. Chúng tôi cho rằng Bắc Việt Nam đã phát triển được
các lực lượng phòng không dày dạn kinh nghiệm nhất thế giới. Rõ ràng họ có kinh
nghiệm hơn bất cứ nước nào trong việc phóng tên lửa để hạ
máy bay".
Con bài cuối cùng đã rút ra và chẳng
thể làm được gì hơn, gặp phải sự chống trả hiệu quả
gây thiệt hại lớn cho lực lượng không quân chiến lược, lại bị cả thế giới lên
án mạnh mẽ, uy tín của Chính phủ Hoa kỳ bị xuống thấp nghiêm trọng. Bị phản đối
trong nước, bị cô lập trên trường quốc tế, lại không thể buộc đối phương thay
đổi lập trường, ngày 30-12-1972, Nixon buộc phải ra lệnh chấm dứt cuộc tập kích
“vốn đã
mang nhiều hy vọng trước đó”, sẵn sàng cử đại diện trở lại
bàn đàm phán. Ngày 8-1-1973, cuộc đàm phán ở Paris được nối lại. Các đoàn đại
biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
hoà miền Nam Việt Nam trở lại bàn đàm phán trên tư thế của người chiến thắng,
trong niềm hân hoan của nhân dân yêu chuộng hoà bình toàn thế giới. Ngược lại, “nước Mỹ ở thế bất lợi nghiêm trọng trong cuộc tranh chấp với một
đối thủ mạnh và quyết tâm trên vũ đài “vừa đánh vừa đàm”.
Với trận “Điện Biên Phủ trên không”,
quân đội và nhân dân Việt Nam đã đập tan cố gắng cao nhất của Mỹ trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam, buộc Mỹ trở lại bàn đàm phán, chấp nhận ký Hiệp
định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam, rút quân viễn
chinh khỏi miền Nam. Nhân dân Việt Nam hoàn thành căn bản nhiệm vụ
“đánh cho Mỹ cút”, tạo điều kiện tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. 45 năm đã
trôi qua, nhưng những đám lửa đỏ của những pháo
đài bay B52 bốc cháy trên bầu trời Hà Nội vẫn như đang in hình sâu dưới đáy nước Hồ Gươm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét