Thứ Năm, 20 tháng 7, 2023

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÔN GIÁO

 Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, có tôn giáo du nhập từ bên ngoài vào, có tôn giáo nội sinh. Trong những năm qua, đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu đổi mới của đất nước; tín đồ các tôn giáo đã phát huy truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, hăng hái tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, góp phần làm nên những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Hệ thống văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta từng bước được hoàn thiện, thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tôn giáo, phù hợp với luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Điều này được thể hiện rõ nét trong Hiến pháp 1992, 2013. Cụ thể: Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định“Mọi người có quyền bình đẳng theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tôn giáo” đã mở rộng cho tất cả mọi người là công dân hoặc mất quyền công dân vẫn có quyền tin, theo tôn giáo đồng thời khẳng định trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước về quyền này. Bên cạnh đó, -Quốc hội, Chính phủ tiếp tục ban hành và sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có những nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo, có tác động tích cực trong việc bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của nhân dân, cũng như quản lý các hoạt động tôn giáo theo pháp luật.

Thực tiễn cho thấy, tôn giáo có sự thích ứng về căn bản với Nhà nước trong một giai đoạn nhất định, song cùng với sự phát triển của xã hội có thể phát sinh sự không thích ứng mới đòi hỏi phải có những điều chỉnh. Quá trình thích ứng, tái thích ứng sâu rộng với xã hội XHCN là một tất yếu khách quan trong mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Ngày 01/6/2023, trên trang Blog Việt Nam thời báo, đối tượng Thích Nguyên Lý tán phát bài “Nhà chức trách đã cởi mở hơn về các hoạt động tôn giáo ở Sài Gòn”, nội dung xuyên tạc tự do tín ngưỡng của Đảng, Nhà nước ta; vu cáo chính quyền Việt Nam “ngăn cấm” hoạt động các tôn giáo; kích động, gây chia rẽ mối đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo với chính quyền; đồng thời, cổ xúy cho các hoạt động bất hợp pháp của tổ chức “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”.

Với âm mưu, thủ đoạn thâm độc, nham hiểm, các thế lực thù địch đã và đang ra sức lợi dụng vấn đề tôn giáo làm cái “cớ” để cố tình xuyên tạc, khai thác nhằm chống phá Đảng, chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại đoàn kết tôn giáo, gây chia rẽ, kích động hận thù hoặc tạo tâm lý hoang mang, lo lắng, gây tư tưởng chia rẽ, bạo loạn, đòi tự do lập hội, thúc đẩy “xã hội dân sự” để thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam của các thế lực thù địch.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét