Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023

Chiêu thức mới của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng và một số giải pháp đấu tranh phòng, chống trong tình hình mới

 Trong thời gian gần đây các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với cấp độ ngày càng gay gắt, quyết liệt, hòng làm tan rã niềm tin, gây hỗn loạn về tư tưởng, tạo ra “những khoảng trống” để dần đưa hệ tư tưởng tư sản thâm nhập vào cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước chuyển hóa, xóa bỏ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Chúng tập trung triệt để sử dụng Internet, các trang mạng xã hội, các blog để truyền bá các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của  Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Chúng cho rằng, vấn đề trước tiên, cốt yếu nhất là phải xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Đồng thời, xây dựng hệ thống lý luận khác, có khả năng triệt tiêu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng một xã hội mới, theo mong ước của chúng.

Như vậy, mục tiêu tiến công trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của các thế lực thù địch không hề thay đổi. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, chúng đã và đang sử dụng những chiêu thức mới, tiếp cận theo hướng quan hệ “mềm dẻo”, thân thiện hơn, hợp tác toàn diện, thâm nhập sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó tác động, phá hoại nền tảng tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Trước hết, cần nhận rõ chiêu thức mới của các thế lực thù địch là, chủ động thâm nhập, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng thông qua con đường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, đối ngoại, giáo dục và đào tạo. Đây là những lĩnh vực được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, mở rộng trong quá trình hội nhập quốc tế.

Trên lĩnh vực kinh tế, chúng âm mưu thông qua hoạt động hợp tác, đầu tư để làm cho nền kinh tế phát triển chệch hướng XHCN, thiết lập hệ thống và cơ cấu kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tại Việt Nam; từ đó, tạo ra nền tảng vật chất, xã hội thuận lợi, hình thành nền “chính trị dân chủ” và “xã hội dân sự” kiểu phương Tây.

Đây chính là môi trường, điều kiện thuận lợi cho các tổ chức chính trị đối lập xuất hiện, công khai chống Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những tồn tại, vướng mắc trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN để xuyên tạc, phủ nhận đường lối lãnh đạo, thành tựu phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, kích động tâm lý hoài nghi trong xã hội; cổ súy, tung hô việc phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, làm mất phương hướng, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN, gây bất ổn về tư tưởng, xuất hiện tình thế mới về chính trị.

Lợi dụng tình thế đó, chúng sẽ kích động đòi “dân chủ kinh tế”, yêu cầu Đảng, Nhà nước phát triển kinh tế thị trường theo kiểu phương Tây.

Đồng thời, kêu gọi “dân chủ hóa chính quyền”, từng bước cô lập, tách các tổ chức đảng, đảng viên ra khỏi quần chúng, tạo áp lực về chính trị - xã hội, thậm chí gây bạo loạn, lật đổ, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Chúng thực hiện chính sách “thân thiện giả hiệu”, thâm nhập sâu vào hoạt động của nền kinh tế, tạo điều kiện, cơ hội tiếp cận rộng rãi với các đối tượng, tầng lớp nhân dân để xây dựng lực lượng, kích động, phá hoại nền tảng tư tưởng, thúc đẩy nhanh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta.

Trước tình hình đó, đòi hỏi công tác phòng chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực văn hóa tưởng cần phải có  những giải pháp hữu hiệu, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, hệ thống chính trị ; quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên; kịp thời, giải quyết có hiệu quả các sự kiện, các vụ việc phức tạp, nhạy cảm nảy sinh trong đời sống xã hội dễ gây tác động đến tư tưởng, tâm tư, tình cảm của nhân dân; đồng thời phải khắc phục, sửa chữa những hạn chế, yếu kém trong quản lý, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi ngành, địa phương, đơn vị.

Hai là, tổ chức có hiệu quả hoạt động đấu tranh phản bác: Đối với các vụ việc phức tạp, “điểm nóng” bị các phần tử cơ hội chính trị, phản động trong và ngoài nước triệt để lợi dụng xuyên tạc, kích động, phải thống nhất để thông tin công khai, cung cấp nguồn thông tin chính thống để từ đó tổ chức phản bác, trấn an củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân tạo thành nhận thức chung. Tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để quần chúng nhân dân hiểu và thực hiện nghiêm. Tăng cường các hoạt động đấu tranh, phản bác  trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng internet với những bài viết có chất lượng, mang tính lý luận và thực tiễn cao để định hướng dư luận một cách hiệu quả nhất.

Ba là, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân khi sử dụng mạng xã hội, để mỗi người dân trở thành người có trách nhiệm khi tham gia sử dụng mạng xã hội: Trách nhiệm chia sẻ thông tin cá nhân lên trang của cá nhân mình; trách nhiệm chia sẻ lại thông tin của người khác; trách nhiệm phản bác lại thông tin xuyên tạc, bịa đặt gây hại cho cộng đồng trên môi trường mạng để mỗi người dân cùng chung tay với các cơ quan chức năng bảo đảm môi trường mạng lành mạnh, phản bác các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch; hướng dẫn, định hướng cho nhân dân  nâng cao cảnh giác cách mạng, nhận biết và tiếp cận những nguồn thông tin chính thống, không để các thế lực thù địch tuyên truyền, phá hoạt tư tưởng.

Hơn lúc nào hết, chúng ta cần nhận diện rõ những âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch để đề ra những cách thức đấu tranh phù hợp với từng âm mưu, hoạt động và từng địa bàn./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét