Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

ĐẤU TRANH PHẢN BÁC ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH PHỦ NHẬN NHỮNG THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN LĨNH VỰC Y TẾ CỦA VIỆT NAM


Trong năm 2022, ngành y tế Việt Nam chúng ta đã thực hiện đạt và vượt 3 chỉ tiêu theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 8-1-2022 của Chính phủ đề ra. Cụ thể, số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 11,5 bác sĩ, so với chỉ tiêu đặt ra là 9,4 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân thực hiện được 31 giường bệnh, chỉ tiêu đặt ra là 29,5 giường bệnh; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,03% dân số, đạt chỉ tiêu được giao. Đối với công tác khám, chữa bệnh thông thường đang dần hồi phục sau hơn 2 năm phòng, chống dịch Covid-19. Trong năm 2022, khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế toàn quốc là khoảng 153,7 triệu lượt. 

Đảng ta xác định đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển, mang lại lợi ích chung và lâu dài cho toàn xã hội. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được thể hiện trong việc xây dựng y tế cơ sở, công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng, xã hội hóa y tế, đổi mới tài chính y tế, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế. Thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, nền y tế Việt Nam có bước phát triển vững chắc, hướng tới công bằng, chất lượng, hiệu quả và phát triển.

Bên cạnh đó, một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực y tế đang được nhân dân quan tâm. Cụ thể như: Việc mua sắm, đấu thầu cung ứng vật tư, trang thiết bị tại các cơ sở khám, chữa bệnh y tế. Thực trạng nhân lực y tế tại các cơ sở y tế công lập nghỉ việc nhiều. Những diễn biến bất thường và khó lường đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới…

Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn trên là do: Hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều vướng mắc, chưa đầy đủ, đặc biệt là mua sắm, đấu thầu, liên doanh liên kết, quản lý, sử dụng tài sản công; chưa thể chế được hết các quan điểm, đường lối, chính sách tại Nghị quyết 20/NQ-TW, Nghị quyết 21/NQ-TW. Bên cạnh đó, công nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế trong nước còn hạn chế, mới chỉ sản xuất được một số trang thiết bị y tế thông dụng, hàm lượng công nghệ còn thấp, độ tin cậy chưa cao. Việc kiểm định, kiểm chuẩn trang thiết bị chưa được chú trọng đúng mức. 

Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, ngành y tế cần sớm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong đấu thầu cung ứng vật tư thiết bị; chú trọng nâng cao năng lực y tế cơ sở, dần rút ngắn khoảng cách về dịch vụ y tế giữa bệnh viện công và bệnh viện tư. Đối với vấn đề nhân lực và khoa học công nghệ, ngành y tế chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tiến tới làm chủ công nghệ trong lĩnh vực y tế. Đào tạo nhân lực ngành y phải đúng với nhu cầu thực tế để khắc phục tình trạng y, bác sĩ nghỉ việc trong hệ thống bệnh viện công lập và cân đối nhân lực y tế giữa các vùng miền.

Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng các thế lực phản động, thù địch luôn mang dã tâm phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, phủ nhận vai trò lành đạo của Đảng, xuyên tạc những khó khăn của ngành y là do sự điều hành yếu kém của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, bằng những thông tin, hình ảnh cắt ghép, sai lệch, lẫn lộn thật-giả, những phát ngôn, bình luận để biến không thành có, có “ít suýt ra nhiều”, gây hoài nghi trong dư luận, tạo hiệu ứng tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng của một bộ phận nhân dân và cán bộ thiếu bản lĩnh.

Trước những luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước từ các thế lực phản động, thù địch, chúng ta cần phải đấu tranh bác bỏ bằng những luận cứ thật sự khoa học, để làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của chúng. Chúng ta tin tưởng rằng, cơ đồ đất nước sẽ ngày càng vững chắc hơn, tươi sáng hơn với mục tiêu cao đẹp: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét