Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

NHẬN DIỆN VÀ PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH VỀ TÌNH HÌNH TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Ngày 19/01/2023 trên trang blog Đối thoại tán phát bài “Hội nghị thượng đỉnh thế giới về tự do tôn giáo và niềm tin 20223”; ngày 28/01/2023 trên t rạng facebook Chân Trời Mới Media, đối tượng Diễm Quỳnh tán phát bài “WGAD đề nghị Việt Nam sửa đổi hoặc xóa bỏ Điều 117 Bộ luật Hình sự”, nội dung xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và tình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam “đàn áp” tôn giáo, “vi phạm” nhân quyền.

Tôn giáo, tín ngưỡng là vấn đề nhạy cảm bởi nó gắn với niềm tin của con người đối với thế giới đối tượng thiêng và một khi niềm tin tôn giáo bị lợi dụng cho những mục đích xấu sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Đối với các thế lực thù địch, tôn giáo là cái “cớ” để khai thác, nhằm xuyên tạc để chống phá Đảng, chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại đoàn kết tôn giáo, gây chia rẽ, kích động hận thù hoặc tạo tâm lý hoang mang, lo lắng, gây tư tưởng chia rẽ, bạo loạn…Vì vậy, nhận diện và phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay cần được quan tâm đặc biệt. Đây là thủ đoạn không mới, nhưng rất nguy hiểm, phủ nhận những quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần nêu cao cảnh giác và kiên quyết đấu tranh bác bỏ.

Khẳng định rằng, đã từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra quan điểm có tính chất đổi mới nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước”. Không chỉ ban hành chủ trương, chính sách quan tâm, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân, Đảng, Nhà nước ta còn chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và tâm tư, nguyện vọng của đồng bào theo đạo. Chính phủ thường xuyên tổ chức gặp gỡ đại diện của tất cả các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận để lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của đại diện các tôn giáo.

Phải khẳng định ngay rằng, dù các thế lực thù địch có cố tình, xuyên tạc chống phá thế nào chăng nữa cũng không thể chia rẽ chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó, góp phần củng cố, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tôn giáo khẳng định: chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước...


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét