Thứ Tư, 15 tháng 2, 2023

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2022, TẠO ĐÀ PHÁT TRIỂN NĂM 2023 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO


Nền kinh tế Việt Nam đi qua năm 2022 với những thành tựu rất rõ nét, thể hiện sức vươn mạnh mẽ trong bối cảnh không mấy thuận lợi, nhất là những khó khăn sau đại dịch Covid-19, cũng như sự bất lợi trong đời sống kinh tế toàn cầu, đạt được mức tăng trưởng nhất ở khu vực châu Á.  Có thể nói nền kinh tế Việt Nam năm 2022 ghi dấu ấn rất ngoạn mục, với hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi nhanh.

Trình bày tại kỳ họp thứ 4 (kỳ họp cuối năm 2022), Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2023, với 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5-6%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1-1,5%...

Phát huy kết quả đạt được trong năm 2022, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội cả nước trong năm 2023 là: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược.

Chính phủ nêu 15 chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2023 về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; trong đó: tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 4,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5-6%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1-1,5%...

Việt Nam là một điểm sáng, là một ngoại lệ… là những từ báo chí và các tổ chức quốc tế dành cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau khi khống chế được đại dịch CoVid 19. Kết quả tích cực đạt được trong năm 2022 kết hợp với việc đồng bộ các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Trên nền tăng trưởng GDP cao của năm 2022, kinh tế Việt Nam trong năm sau, được dự báo sẽ vẫn rất tích cực. Việt Nam vẫn sẽ là nền kinh tế tăng trưởng cao nhất khu vực châu Á, có thể nói là một trong những điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế khá ảm đạm toàn cầu.

Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại luôn có cái nhìn méo mó, sai lệch về tình hình của đất nước. Chúng không ngừng công kích vào đường lối phát triển của đất nước, liên tục tung lên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội những thông tin xuyên tạc bịa đặt, vu cáo, phủ nhận những thành tựu to lớn mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong năm qua, rêu rao và đổ lỗi cho sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đòi thay đổi con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhân dân ta đã lựa chọn, nhằm gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho dân xa Đảng, để thực hiện mục tiêu chính trị thâm độc là xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, tức là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét