Có thể nói từ
khi ra đời, mạng xã hội đã nhanh chóng trở thành hiện tượng phổ biến nhất hiện
nay. Bên cạnh nhiều thuận lợi, tính năng ưu việt của nó là sự kết nối toàn cầu,
thì mạng xã hội đang thực sự nảy sinh nhiều mặt trái, nhất là việc một số phần
tử cơ hội, thù địch lợi dụng mạng xã hội làm công cụ để đảy mạnh diễn biến hòa
bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, chống phá Đảng, Nhà nước.
Hiện nay phổ biến nhất trên
không gian mạng là lợi dụng vụ việc nhạy cảm, phức tạp, vấn đề dân tộc, tôn
giáo để bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ khi diễn ra sự kiện đại
hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII… Những luận
điệu xuyên tạc, bịa đặt đó nhằm làm suy giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân
thiếu hiểu biết, khả năng nhận thức các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội chưa cao, kể cả một số cán bộ, đảng viên có tư tưởng bất mãn, suy thoái,
thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thậm chí làm lu mờ vai trò của những đảng viên trung
kiên, gây ra hoang mang, dao động, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trước tình hình đó, các cấp ủy đảng
các cấp đã chủ động tiến hành công tác nhận diện, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch một cách quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao, không lơ là,
mất cảnh giác.
Để hoạt động này đạt hiệu quả
hơn nữa trong thời gian tới, thiết nghĩ cần
Bổ sung, hoàn thiện nội dung,
phương thức đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng trước
tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thực hiện có hiệu quả các giải
pháp công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm trên
không gian mạng…
Tăng cường giáo dục các quy định
của pháp luật về quản lý không gian mạng. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật
An ninh mạng năm 2018. Luật An ninh mạng được xây dựng nhằm bảo vệ người dùng hợp
pháp trên không gian mạng; phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng
không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại
tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên mạng của
các thế lực phản động. Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của
các đợt tấn công mạng, khủng bố mạng và phòng, chống nguy cơ chiến tranh mạng.
Tuyên truyền sâu rộng về những hành vi bị cấm trong Luật An ninh mạng, nhất là
các hành vi sử dụng không gian mạng để tuyên truyền chống Nhà nước; tổ chức, hoạt
động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người
chống Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt
chủng tộc; thông tin sai sự thật; hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội; phá hoại
thuần phong, mỹ tục; xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; thực hiện
tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; lợi dụng hoặc lạm
dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc
để trục lợi. Các hình thức giáo dục cần được vận dụng đa dạng, phong phú và
linh hoạt như: phối hợp giữa cơ quan chức năng với các cơ quan, địa phương, đơn
vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tổ chức nói chuyện chuyên đề, phổ biến pháp luật;
tuyên tuyền Luật An ninh mạng; các cuộc thi tìm hiểu về an toàn thông tin; góp
ý xây dựng chương trình giáo dục an toàn thông tin mạng của các cơ sở giáo dục
hoặc tham gia biên soạn các tài liệu liên quan đến an toàn thông tin mạng.
Có thể khằng định: Để làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, một trong những
nội dung quan trọng hiện nay là tăng cường và đổi mới nội dung, phương thức đấu
tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các quan điểm sai
trái của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét