Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

MỘT MINH CHỨNG QUÁ RÕ RÀNG

 


          Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” ở nước ta hiện nay, tự do ngôn luận, tự do báo chí đang là một trong những mục tiêu chủ yếu mà các thế lực thù địch thường tập trung xuyên tạc, chống phá.

Gần đây, trên trang blog Tiếng Dân, đối tương Tấn Thành tán phát bài “Tự do ngôn luận ở xứ mà chính quyền là ông chủ”, nội dung vu cáo Việt Nam “vi phạm” tự do, dân chủ, nhân quyền; vu cáo Đảng “kiểm soát báo chí”; phản đối cơ quan chức năng “bắt giam và xét xử những người bất đồng chính kiến không có căn cứ”; xuyên tạc cho rằng quyền làm chủ đất nước “không thuộc về người dân”. Nhằm làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Cũng như các quốc gia khác, quyền tự do ngôn luận ở nước ta đã được hiến định ngay trong Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí năm 2016, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật An ninh mạng năm 2018.

Bên cạnh đó, để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Đảng và Nhà nước ta luôn thường xuyên quan tâm lãnh đạo phát triển đồng bộ, toàn diện hệ thống các cơ quan báo chí. Theo thống kê, tính đến năm 2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí, 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền hình với hơn 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động. Hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, xã hội đều có báo, tạp chí hoặc trang thông tin, báo điện tử.

Mặt khác, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể dễ dàng truy cập, tiếp cận tin tức vào các trang web, cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới hay các trang cá nhân của mọi công dân toàn cầu; có thể bày tỏ mọi suy nghĩ, trăn trở, mong muốn chính đáng, hợp pháp của mình trên mạng xã hội. Ngày 01-12-1997, nước ta đã chính thức hòa mạng Internet toàn cầu.

Từ những thành tựu trên, Việt Nam đã được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020  - 2021, thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ nhiệm kỳ 2016  - 2018, thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ nhiệm kỳ 2015 - 2019.

Đó là những bằng chứng thuyết phục nhất khẳng định ở Việt Nam có tự do ngôn luận, tự do báo chí, phản bác những kẻ rắp tâm phá hoại đất nước bằng thứ “ngôn luận tự do” đầy hằn học, xấu xa và thiếu căn cứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét