Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

CHỐNG THAM NHŨNG – DƯ LUẬN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG


Trước sự tác động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay, nhất là dư luận của quần chúng nhân dan xoay quanh các vụ đại án liên quan đến các đồng chí là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước…gần đây là những vụ việc có liên quan đến án tham nhũng ở ngân hàng, dầu khí hay chuyện tiêu cực nảy sinh tại các doanh nghiệp lớn đã được các cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng đã cho thấy một quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng.
Những vụ việc như trên được phanh phui vừa qua đã tác động rất nhiều đến đời sống chính trị, tinh thần của nhân dân, song chủ yếu tác động theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực.
Mặt tích cực là: Việc Ban chấp hành Trung ương ban hành Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, tiếp tục là công cụ hữu hiệu, cụ thể hóa một bước trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), làm trong sạch bộ máy chính quyền, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Quy định này không chỉ dừng lại ở việc ban hành trên giấy, mà ngay lập tức đã phát huy được hiệu quả thiết thực. Những vụ việc được Trung ương chỉ đạo rất quyết liệt như vụ việc Trịnh Xuân Thanh, hay mới đây là đại án Đinh La Thăng ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia… cho thấy cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng chủ trương hiện nay là không có vùng cấm.
Tuy nhiên những vụ việc đước phanh phui, những vụ sau đều có quy mô lớn hoan vụ trước, hầu như những vụ việc lớn đều có liên quan đến cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước. Chính sự thoái hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trên đã tác động rất lớn đến đời sống chính trị tinh thần của nhân dân, nhất là lòng tin của quần chúng nhân dân đối với cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo. Chính vị vậy, học tập, nghiên cứu, cập nhật các thông tin liên quan đến tham nhũng và chống tham nhũng cần làm tốt công tác định hướng dư luận cho nhân dân đó là:
Một là: Cần nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng hiện nay như một cuộc cách mạng lâu dài, triệt để và có lộ trình, bước đi phù hợp, nhằm mục đích làm trong sạch Đảng, trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, là tiếp tục thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), chứ không phải sự đấu đá, tranh giành quyền lực giữa các “phe, phái”, giữa các “dây” như dư luận đã đồn thổi.
Hai là: Phải thống nhất nhận thức cuộc đấu tranh chống tham nhũng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, của mọi tổ chức, mọi lực lượng. Phải phát động phong trào toàn dân chống tham nhũng thực sự, chứ không chỉ dừng lại ở khẩu hiệu.
                                                                    Quốc Văn

                                                                       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét