Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

CÓ PHẢI BIỂU TÌNH LÀ YÊU NƯỚC ?

     
          Thời gian gần đây lợi dụng việc Quốc hội Việt Nam đang xem xét và tạm dừng chưa thông qua Luật Biểu tình kết hợp với một số sự kiện đã diễn ra từ những năm trước, trên trang thông tin của BBC tiếng việt đã giật tít 1 bài báo với tựa đề “xuống đường biểu tình bị đàn áp ở Việt Nam” hay “một sự kiện vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Việt Nam”.
Nhiều kênh thông tin trong nước của ta đã lên tiếng phản đối với bài báo này, bởi lẽ đây là 1 mệnh đề không đầy đủ, thiếu căn cứ, quá vội vàng; nội dung bài báo là không có cơ sở và không có tính thuyết phục; kiểu giật tít có chủ đích này đã tạo nên những sự hiểu lầm, gây hoang mang không đáng có trong xã hội Việt Nam.
Mỗi người dân nước ta có quyền đặt câu hỏi: mục đích của BBC tiếng việt nhằm xây dựng hay phá hoại đời sống chính trị ở Việt Nam?
Có thể thấy trong các cuộc tụ tập thời gian qua, có rất nhiều người tham gia theo kiểu tâm lý đám đông, thiếu suy nghĩ và kiềm chế trong hành động, nhiều người tham gia nhưng lại không hiểu rõ vấn đề, thiếu cảnh giác và không thấy được tác hại của hành động này. Để rồi rơi vào bẫy của các tổ chức xấu, vô tình trở thành công cụ của họ trong việc chống phá nhà nước, gây thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội là vi phạm pháp luật, chứ không hề thể hiện tinh thần trách nhiệm của một người yêu nước, cũng đã có không ít người rơi vào vòng lao lý.
Nhìn ra một số nước trong khu vực châu Á như Nhật Bản, muốn biểu tình thì phải thông báo, xin phép chính quyền trước để họ hỗ trợ an ninh, xe cứu thương….còn người biểu tình thì được phép tuần hành theo cung giờ, với âm thành không quá lớn và tuyệt đối không được gây rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác...thế nhưng chứng kiến tại TP. HCM và Bình Dương trước sự kiện Biển Đông, khi những người biểu tình đi qua như luồng gió thổi cơn bão kinh hoàng, lộn xộn, tình hình giao thông rối loạn, người dân ở khu vực đó phải đóng chặt cửa, không dám ra đường, hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ.
Rất nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở Siri và Ucraina, chỉ cần những hành động nhỏ làm nguy hại đến chính phủ, an ninh chính trị thì lực lượngchuyên trách tiến hành dẹp loạn một cách quyết liệt, mạnh mẽ. Nhưng đối với Việt Nam, thì các lực lượng chức năng có trách nhiệm giữ vững tình hình an ninh chính trị, chỉ có những phần tử quá khích  hoặc quấy rối mới bị xử lý theo quy định của Pháp luật Việt Nam.
Chúng ta trân trọng việc xuống đường biểu tình nhưng khi lợi dụng biểu tình để kích động, đánh nhau hay dùng bạo lực thế thì có còn gọi là cuộc biểu tình ôn hòa không, có còn là cuộc biểu tình “vì môi trường” không khi xen lẫn trong đó là những khẩu hiệu lạc lõng như “trả tự do cho anh Ba Tàng”, “yêu cầu trả tự do cho người yêu nước bình đẳng”.
Nhà nước của chúng ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Chính nhân dân là những người đã bầu ra những người trong bộ máy của Nhà nước thì phải tin tưởng vào những nhà lãnh đạo; hoàn toàn có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân, lợi ích của Nhà nước.

Trên các diễn đàn và mạng xã hội, nhiều người dân đã nhận ra vấn đề, việc xử lý kịp thời của chính quyền địa phương, mưu đồ của các thế lực núp bóng yêu nước. Do đó, sự vạch mặt phơi bày những âm mưu đen tối là việc làm cần thiết, đòi hỏi trách nhiệm của cả cộng đồng, không thể để những người đổ mồ hôi vì lao động chân chính ngang bằng với những kẻ quá kích; không thể để máu và nước mắt bị đánh đồng ngang bằng với kẻ phá hoại, vỗ ngực là yêu nước.
Yêu nước, đó là 2 tiếng thiêng liêng, ai cũng có quyền bày tỏ nhưng thể hiện lúc nào cho đúng cách, vừa đúng tâm, đúng tầm thì đó là một quá trình nhận thức, nhận  thức để hành động, hành động để đóng góp xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, vững mạnh hơn và bình yên hơn. Chúng ta có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước và biểu tình không phải là cách duy nhất chia sẻ quan điểm có phải biểu tình mới là yêu nước hoặc mỗi người cần phải bình tĩnh nhận biết đâu là giá trị đích thực của 2 tiếng yêu nước.
Người dân có thể góp ý xây dựng nhà nước qua các kênh thông tin chính thống, sự đóng góp các sáng kiến, các hành cụ thể tạo của cải, vật chất cho xã hội mới thực sự là tạo động lực để đất nước phát triển. Song quá trình cải tạo để xây dựng để phát triển đất nước của bất kỳ 1 quốc gia nào trên thế giới cũng phải xử lý những rào cản, bước đường của mình, trong là khi ở Việt Nam, chưa có quy định hoặc thực hiện Luật Biểu tình. Một công dân tốt là biết chung sức, chung lòng với cộng đồng xã hội để cùng hướng về phía trước chứ không phải là để đạp đổ, cào bằng hay hô hào, sáo rỗng... Vậy mỗi người có một cách yêu nước khác nhau nhưng không nên thiếu cảnh giác, dễ rơi vào cạm bẫy của các thế lực thù địch.

  Năng Hùng 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét