Thời gian qua thông tin về vấn đề phân định biên giới
trên biển và trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc luôn là chủ đề
mà đám phản động khai thác triệt để nhằm xuyên tạc, gây hoang mang, chia rẽ và
mất niềm tin. Cũng đã có nhiều bạn đăng bài nói về những vấn đề đó, song ít
người được tiếp cận và thật sự buồn khi nhiều người có trách nhiệm trong ngành
giáo dục, thông tin tuyên truyền, thậm chí cả trong LLVT cũng còn rất mơ hồ.
Nay xin tập hợp lại một số thông tin từ Ban Biên giới
chính phủ, ông Trần Công Trục (Nguyên trưởng Ban BGCP) và Học giả Dương Danh
Dy, cũng như thông tin từ khảo sát thực tế về vấn đề này để mọi người tham khảo
thêm:
I. HIỆP ĐỊNH
BIÊN GIỚI TRÊN ĐẤT LIỀN
Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài trên
1.400 km tiếp giáp giữa 7 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân
tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Biên giới này được hoạch định và phân giới
cắm mốc lần đầu tiên trong lịch sử bằng Công ước hoạch đinh biên giới ngày
20/6/1887 và Công ước bố sung ngày 20/6/1895 ký kết giữa Pháp và nhà Thanh
(Trung Quốc).
Trong hơn 100 năm kể từ khi Công ước Pháp Thanh được
ký kết, biên giới giữa hai nước đã trải qua nhiều biến đổi trên thực địa do
thời tiết, do diến đổi địa hình địa vật và do những biến động chính trị, xã hội
ở mỗi nước cũng như trong quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là cuộc chiến tranh
biên giới năm 1979. Vì vậy, đã nẩy sinh những tranh chấp hết sức phức tạp từ
nhận thức khác nhau về hướng đi của biên giới cho đến lịch sử quản lý thực tế
về biên giới… Chẳng hạn, lời văn mô tả và bản đồ có nơi không đầy đủ, chính
xác, rõ ràng ; các cột mốc biên giới được căm từ cuối thế kỷ XIX không được xác
định bằng lưới tọa độ, nhiều mốc bị hư hỏng, bị mất, xê dịch, nhiều mảnh bản đồ
gốc không còn ; trên một số khu vực biên giới xẩy ra sự chuyển dịch dân cư
không theo biên giới pháp lý…
Từ tình hình nói trên, nhằm xác định lại chính xác
biên giới để quản lý biên giới lãnh thổ tốt hơn, tránh những tranh chấp phức
tạp xẩy ra làm ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa hai nước, ảnh hưởng đến môi
trường hòa binh, ổn định, hợp tác và phát triển của mỗi nước…, ngay sau khi
bình thường hóa quan hệ tháng 11/1991, hai bên đã thỏa thuận tiến hành đàm phán
hoạch định biên giới mới thay cho Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 và tiến hành
phân giới cắm mốc tại thực địa dựa trên nội dung của Hiệp ước hoạch định biên
giới mới này. Quá trình đàm phán đã diễn ra như sau:
- Từ năm 1990, sau khi hai nước khôi phục quan hệ, từ
7/11/1991 đến 10/11/1991 đã ký hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc
trên vùng biên giới: quản lý biên giới theo tình hình thực tế; thẩm quyền giải
quyết biên giới cấp Chính phủ; giữ mốc biên giới.
- Từ năm 1992: đàm phán lần thứ 4 diễn ra ngày
19/10/1993 ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới
lãnh thổ giữa hai nước; trong thỏa thuận này, hai bên đã nhất trí mở ra 4 diễn
đàn đàm phán về biên giới lãnh thổ (3 cấp chuyên viên và 1 cấp Chinh phủ) và
đặc biệt đã thống nhất được căn cứ pháp lý để đàm phán là : “Hai bên đồng ý căn
cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Pháp và Trung Quốc ngày 26/6/1887
và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới 20/6/1895, cùng các văn kiện
và bản đồ hoạch định, cắm mốc kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói
trên xác nhận hoặc quy định; đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới
trên đất liền giữa VN và Trung Quốc…”.
(Ta đã đấu tranh buộc Trung Quốc phải chấp nhận lấy Công ước Pháp - Thanh làm cơ sở. Trong khi với tất cả các quốc gia láng giềng khác, họ tuyệt đối không chấp nhận các Hiệp ước, công ước tương tự vì nhiều điều khoản "thiệt cho Trung Quốc" do sự yếu kém của nhà Thanh).
(Ta đã đấu tranh buộc Trung Quốc phải chấp nhận lấy Công ước Pháp - Thanh làm cơ sở. Trong khi với tất cả các quốc gia láng giềng khác, họ tuyệt đối không chấp nhận các Hiệp ước, công ước tương tự vì nhiều điều khoản "thiệt cho Trung Quốc" do sự yếu kém của nhà Thanh).
- Như vậy, mọi tư liệu lịch sử, bản đồ, sách giáo khoa,
thậm chí cả các tài liệu chính thức đã xuất bản trước thời điểm này, nếu không
được xác nhận là một bộ phận của Công ước nói trên, đều không có giá trị dùng
làm căn cứ để xác định hướng đi của đường biên giới trong quá trình đàm phán
lần này.
- Thực hiên Thỏa thuận nói tên, từ tháng 2/1994 đến
tháng 12/1999, hai bên đã họp 6 vòng cấp Chính phủ, 16 vòng nhóm công tác liên
hợp, 3 vòng nhóm soạn thảo Hiệp ước.
- Tại vòng 2 (tháng 7/1994) nhóm công tác đã trao bản
đồ chủ trương, qua đối chiếu có 870 km/1360 km đường biên giới trùng nhau
(67%), 436 km/1360 km, 289 khu vực không trùng nhau với tổng diện tích 236,1
km2 trong đó có 74 khu vực loại A (1,87 km2) kỹ thuật vẽ chồng lấn nhau, 51 khu
vực loại B(3,062 km2) không vẽ tới, 164 khu vực loại C do quan điểm hai bên
khác nhau, trong đó có một số khu vực tranh chấp trên thực địa.
- Đàm phán cấp Chính phủ vòng 6 (25-28/9/1998) thống
nhất phân khu vực C thành 3 loại: khu vực Công ước đã quy định rõ ràng, khu vực
một bên quản lý quá hoặc vạch quá đường biên giới, khu vực Công ước không qui
định rõ ràng để xử lý theo nguyên tắc đã thỏa thuận, chẳng hạn:
1. Nguyên tắc các bên trao đổi vô điều kiện cho nhau
những vùng đất quản lý quá đường biên giới: “Sau khi hai bên đối chiếu xác định
lại đường biên giới, phàm những vùng do bất kỳ bên nào quản lý quá đường biên
giới về nguyên tắc cần trả lại cho bên kia không điều kiện” (Phần II, điểm 3,
Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa
CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, ngày 19/10/1993).
Trong quá trình phân giới cắm mốc, đối với một số khu
vực nhạy cảm do có sự tồn tại của dân cư vượt qua biên giới pháp lý mới được
hoạch định thì hai bên thỏa thuận thực hiện nguyên tắc giảm tối đa tác động đến
khu dân cư, điều chỉnh biên giới sao cho cân bằng về diện tích, giữ nguyên hiện
trạng khu dân cư, như nhà cửa, ruộng vườn, nghĩa trang mồ mả…Thực hiện nguyên
tắc này, hai bên đã thỏa thuận xử lý thỏa đáng các khu vực có dân cư sinh sống
; chẳng hạn: 4 khu vực loại C diện tích khoảng 7,2 km2 có dân cư Việt Nam sinh
sống quá đường biên giới pháp lý mới về phía Trung Quốc vẫn được giữ nguyên; 5
khu vực loại C với diện tích khoảng 5,7 km2 dân Trung Quốc ở quá đường biên
giới pháp lý về phía Việt Nam cũng được giữ nguyên hiện trạng.
Đối với khu vực điểm cao có chốt quân sự, thì các điểm
cao nằm trong lãnh thổ của nước nào thì thuộc nước đó. Đối với các điểm cao nằm
ngay trên đường biên thì không bên nào được phép đóng quân, không được xây dựng
bất kỳ công trình quân sự nào trên đó, phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Nguyên tắc giải quyết đường biên giới trên sông
suối : “Đối với những đoạn biên giới đi theo sông, suối, hai bên đồng ý sẽ tính
đến mọi tình hình và tham khảo tập quán quốc tế, thông qua thương lượng hữu
nghị để giải quyết” (Phần II, điểm 4, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản
giải quyết vấn đề biên giới Việt - Trung 19 tháng 10 năm 1993). Tại vòng 5 đàm
phán cấp Chính phủ, hai bên đã đạt được thỏa thuận về nguyên tắc giai quyết đường
biên giới trên sông suối giữa hai nước: Đối với những đoạn biên giới đã được
Công ước 1887, 1895 xác định rõ ràng thì căn cứ vào các quy định của Công ước
để xác định biên giới, cũng như sự quy thuộc các cồn bãi trên sông suối biên
giới; đối với những đoạn biên giới theo sông suối chưa được Công ước xác định
rõ ràng thì hai bên sẽ áp dụng nguyên tắc phô biến của Luật pháp và Tập quán
quốc tế để xác định:
+ Trên các đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được
đường biên giới sẽ đi theo trung tâm luồng chính tàu thuyền chạy.
+ Trên các đoạn sông suối tàu thuyền không đi lại được
đường biên giới sẽ đi theo trung tâm của dòng chảy hoặc dòng chính.
(Bà con có thể liên hệ với thác Bản Giốc nha, bởi
nhiều người vẫn..đòi hết của người ta thành của mình)
- Hiệp ước hoạch định biên giới được hai nước Việt
Nam, Trung Quốc chính thức ký ngày 30/12/1999 và được Quốc hội Việt Nam phê
chuẩn ngày 6/6/2000 và Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn ngày 29/4/2000. Hiêp ước
này mô tả hướng đi của đường biên giới bằng lời văn và thể hiện bằng đường màu
đỏ trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000. Dựa vào Hiệp ước này, từ tháng 12/2001, hai bên
đã tiên hành phân giới, cắm mốc.
- Đến ngày 31/12/2008, công tác phân giới cắm mốc đã
cơ bản hoàn thành. Kết quả là : Chiều dài biên giới chính xác là 1.449,566 km,
trong đó có 383, 914 km đường biên giới đi theo sông suối ; cắm được 1971 cột
mốc (so với trước chỉ có hơn 300 cột mốc nên rất khó quản lý. Biên giới Việt -
Lào dài gần gấp đôi nhưng chỉ có số cột mốc bằng phân nửa), trong đó có 1628
cột mốc đơn, 232 mốc đôi cùng số và 111 mốc ba cùng số.
Phải đến năm 2010, việc cắm mốc trên thực địa mới được
hoàn thành, có một số điều chỉnh vì thực tế khác với tài liệu miêu tả. Kết quả
là trên thực địa Việt Nam được khoảng 55%, Trung Quốc được 45% ở những vùng có
tranh chấp trước đó.
II. VIỆC
PHÂN ĐỊNH KHU VỰC THÁC BẢN GIỐC VÀ ĐIỂM CAO 1509, VỊ XUYÊN - HÀ GIANG:
Khu vực thác Bản Giốc là nơi phức tạp nhất trong đàm
phán phân định. Tính tổng thời gian mất tới 15 năm đàm phán cho khu vực này, có
nhiều tuần 2 bên chỉ ngồi "thi gan", đấu trí qua ánh mắt chứ không hề
phát biểu. Kết quả giải quyết cuối cùng: Việt Nam
được toàn bộ phần thác phụ và 1/2 thác chính (lẽ ra chỉ được 1/3 vì dòng chảy
sâu nhất nằm về phía Việt Nam ),
khu vực hạ lưu thác 2 bên cung khai thác chung. (Các bạn xem thêm nguyên tắc 2
ở mục I để hiểu thêm)
Khu vực Núi Đất, mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn theo
thông tin không chính thức từ phía Trung Quốc và phía Việt Nam thì có một mỏm
cả hai bên không chối cãi là của Việt Nam, nhưng sau các trận chiến ở thập kỷ
80, Trung Quốc đã xây nghĩa trang quân đội trên đó và họ chủ trương là khu vực
nghĩa trang là bất khả xâm phạm.
Việt Nam đã đồng ý điều chỉnh chút ít hướng đi của
đường biên giới ở khu vực có nghĩa trang do Trung Quốc đã xây dựng trước đây,
mặc dù về pháp lý đường biên giới mà hai bên đã xác định là phải đi qua khu vực
nghĩa trang này.
Đây là quyết định mang tính nhân đạo, thỏa đáng, phù hợp tập quán văn hoá 2 nước.
Đây là quyết định mang tính nhân đạo, thỏa đáng, phù hợp tập quán văn hoá 2 nước.
III. PHÂN
ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ:
Theo Hiệp định Pháp - Thanh:
“Các đảo phía đông kinh tuyến Paris 105 °43, kinh độ
đông, tức là đường bắc-nam đi qua điểm cực đông của đảo Tch'a Kou hay Ouan-chan
(Trà Cổ) và làm thành biên giới cũng được cho là của Trung Hoa. Các đảo Go- tho
và các đảo khác phía tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.
Những người Trung Hoa phạm pháp hoặc bị cáo buộc phạm
pháp tìm nơi trú ẩn tại các đảo này, sẽ được, theo quy định của điều 27 của
Hiệp định ngày 25/4/1886, tìm kiếm, bắt giữ và dẫn độ bởi Chính quyền Pháp.”
Như vậy, vào năm 1887, trong Vịnh Bắc Bộ, Pháp không
cho rằng họ có chủ quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển cách bờ hơn 12 hải
lý. Cũng không có chứng cớ là vào thời điểm đó Trung Quốc cho rằng họ có chủ
quyền hay quyền chủ quyền trong vùng biển này. Do công ước Pháp-Thanh chưa phân
định phần lớn Vịnh Bắc Bộ, việc phân định Vịnh Bác Bộ là cần thiết.
Việt Nam
đã đề nghị từ bỏ chủ trương khẳng định rằng trong vịnh đã có biên giới theo
Công ước Pháp Thanh 1887. Thay vào đó, khi đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ, sẽ
theo nguyên tắc của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đó là
nguyên tắc thỏa thuận, có tính đến mọi hoàn cảnh liên quan, để phân định vịnh
Bắc Bộ đảm bảo tính công bằng mà hai bên có thể chấp nhận được.
Kết quả là Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung
Quốc đã được ký kết vào ngày 25/12/2000. Hiệp định này gồm 11 điều với nội dung
chủ yếu là xác định rõ tọa độ địa lý của 21 điểm trên đường phân định lãnh hải,
vùng đặc quyền về kinh tế, vùng thềm lục địa giữa hai nước; quy định hai bên
tôn trọng chu quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mỗi bên tại các vùng
biển trong vịnh Bắc Bộ; quy định việc thăm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên
nằm vắt ngang đường phân định và giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp
định thông qua đàm phán thương lượng. Hiệp định có hiệu lực ngày 15/6/2004.
Trong phần lớn vùng biển hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ,
bờ biển Việt Nam
và Trung Quốc đối diện nhau. Vì vậy, theo luật quốc tế thì đường trung tuyến có
điều chỉnh là nguyên tắc phân định công bằng nhất.
Và vì vậy, kết quả phân định như sau: Tỷ lệ diện tích
Việt Nam/Trung Quốc đạt được, 1,135/1, gần tương đương tỷ lệ chiều dài bờ biển
Việt Nam, Trung Quốc là 1,1/1. Cho nên, Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định
phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý vì
nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được.
Hiện nay, 2 bên đang tiếp tục chuẩn bị, Tổ chức các
cuộc gặp để có thể phân định tiếp các khu vực có sự chồng lấn ngoài cửa vịnh
Bắc Bộ
Quách Định
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét