Như chúng ta biết, tham nhũng là một hiện tượng xã hội, gắn
liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Nó hiện hữu ở tất cả các quốc gia,
không phân biệt chế độ chính trị, kể cả ở nước nghèo và nước giàu, quốc gia
phát triển, đang phát triển hoặc kém phát triển; không phân biệt do một đảng
hay do đa đảng lãnh đạo.
Ở Việt
Nam chúng ta, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện
tinh vi, phức tạp xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành,… gây bức
xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước. Trong những năm trở lại đây, Đảng ta đã tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, nhiều biện pháp đã được thực
hiện và đi vào cuộc sống, trở thành phương thuốc hữu hiệu ngăn chặn, đẩy lùi tệ
tham nhũng.
Tuy nhiên ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin đề cập về thủ
đoạn lợi dụng tệ tham để chống phá Việt Nam chúng ta của các thế lực thù địch,
nhất là trên phương tiện in-tơ-nét.
Hiện nay đại đa số bộ phận Nhân dân ta thường xuyên tiếp xúc
in-tơ-nét, hẳn không xa lạ với những thông tin, bài viết có nội dung đề cập đến
hiện tượng tham nhũng ở Việt Nam được đăng tải trên các trang mạng, blog,
wesite,… của một số cá nhân, hội, nhóm tự xưng là những nhà hoạt động “vì dân”,
“vì nước”, v.v. Nhìn vào những thông tin, bài viết của các hội, nhóm, cá nhân
trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nó thường mang nặng sự suy diễn chủ
quan, tô vẽ, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và
công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Để lôi kéo người dân “tin tưởng”
vào các luận điệu xuyên tạc, các hội, nhóm, nhà hoạt động trên thường lợi dụng
những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên đã xảy ra hoặc những sự
việc tiêu cực trong xã hội để suy diễn, quy kết “do tham nhũng” và thổi phồng
cho đó là tình trạng “phổ biến”, “bản chất” của chế độ xã hội chủ nghĩa, một
“căn bệnh” do cơ chế độc đảng lãnh đạo, do “năng lực quản lý yếu kém” của Nhà
nước, v.v. Chúng suy diễn rằng, có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các
hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng
phí” của lãnh đạo, chính quyền các cấp nên nó mới lộng hành như vậy; chúng còn
lập riêng một số website, blog để đăng tải bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu
khống, bôi nhọ về đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
ta. Với mục đích chúng nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng xã hội
Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó
gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính quyền từ
Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, tạo “Hoài
nghi” về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đồng
thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với quần chúng
nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội. Đi đôi với luận điệu xuyên tạc trên của
các nhà hoạt động “dân chủ, nhân quyền” là những lời hô hào, xúi giục nhân dân
“đoàn kết”, “đứng lên đấu tranh đòi tự do, dân chủ”; kêu gọi Đảng Cộng sản Việt
Nam phải thay đổi: “Cương lĩnh”, “thể chế chính trị”, “mô hình lãnh đạo”, thực
hiện “đa nguyên, đa đảng”, v.v.
Vì vậy, là những người Việt Nam yêu nước, chúng ta phải có
trách nhiệm, góp cả công sức và trí tuệ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nước
nhà ngày càng vững mạnh. Trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, mỗi chúng
ta đều phải có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm đó phải được đặt đúng chỗ, đúng pháp
luật thì mới đem lại hiệu quả cao. Tránh tiếp thu các thông tin một cách phiến
diện, không suy nghĩ thật kĩ, thấu đáo,… mà có những suy nghĩ, bình luận, việc
làm vội vã, không đúng, vi phạm pháp luật, nhất là vô tình góp phần cho các thế
lực thù địch đạt được mục đích của họ.
Đình Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét