Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Vụ án Hồ Duy Hải diễn ra cách đây 12 năm và kéo dài đến nay, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận trong và ngoài nước. Để xem xét toàn diện bản chất vụ án và quá trình tố tụng, từ ngày 6-8/5/2020, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên giám đốc thẩm. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lợi dụng sự kiện này để xuyên tạc vụ án, bản chất của nền tư pháp XHCN, diễn biến tình hình theo chiều hướng “chính trị hóa” vụ án này. Tung hỏa mù, suy diễn một chiều Cụ thể, ngày 8/5/2020, Đài BBC đưa bài viết của đối tượng Nguyễn Văn Đài (đối tượng cầm đầu của tổ chức “Hội anh em dân chủ” vốn đã 2 lần bị kết án tù về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” và bị trục xuất sang Đức). Nội dung phát biểu xuyên tạc về vụ án Hồ Duy Hải và cho rằng “Tòa Việt Nam chỉ có tam quyền phân lập mới hết được án oan sai. Với chế độ Cộng sản, họ chỉ coi luật sư là vật trang trí cho đủ phiên tòa, để họ tránh sự chỉ trích từ quốc tế, cũng như từ người dân, vai trò của luật sư ít quan trọng... Sau khi xem hồ sơ, cùng với tất cả chứng cứ mà các luật sư của Hồ Duy Hải đã biện luận trước tòa trước đây, tôi cho rằng đây là một vụ án oan sai”. Không thể phủ nhận tính chất đặc biệt nghiêm trọng và mức độ phức tạp của vụ án, trong đó có sai sót của cơ quan tố tụng địa phương đã được chỉ ra trong kháng nghị và tại phiên tòa. Tuy nhiên, lợi dụng vào diễn biến xét xử giám đốc thẩm vụ án, nhiều cơ quan truyền thông quốc tế, mạng Internet, các trang phản động hải ngoại và mạng xã hội lợi dụng để tung các bài viết, phân tích theo hướng suy diễn, xuyên tạc. Từ đó miệt thị chế độ, nền tư pháp, cơ quan tố tụng; khoét sâu nỗi đau gia đình bị can, quy kết, suy diễn, chính trị hóa vụ án; kích động, gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân. Và luận điệu đòi “tam quyền phân lập” “Tam quyền phân lập” từ lý thuyết đến thực tiễn mô hình, thể chế nhà nước được hình thành, phát triển trong cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế. Mô hình tổ chức nhà nước của Mỹ là một điển hình của thể chế “tam quyền phân lập”, được coi là văn minh, dân chủ tư sản. Tuy nhiên, liệu “tam quyền phân lập” có hết được án oan sai không? Câu trả lời không. Hãng thông tấn Reuters dẫn công bố báo cáo của Tổ chức theo dõi có tên National Registry of Exonerations cho biết, kỷ lục năm 2015 ở Mỹ có 149 trường hợp được công bố giải oan, với những người được hủy án đã ở tù trung bình khoảng 14 năm. Như vậy, án oan sai là vấn đề không chỉ của nền tư pháp bất kỳ nước nào, không phân biệt chế độ chính trị xã hội, thể chế quyền lực nhà nước, trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có năng lực, ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động tố tụng của mỗi vụ án cụ thể. Thể chế “tam quyền phân lập” không thể là phương thức và giải pháp duy nhất, phù hợp để giải quyết vấn đề án oan sai hiệu quả. Đối với Việt Nam, Cương lĩnh của Đảng xác định: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử ở nước ta, việc để xảy ra một số vụ án oan, sai đã được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ ra và các trường hợp đó được đền bù oan, sai theo Nghị quyết 388/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Còn trong vụ án Hồ Duy Hải, phán quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao chỉ rõ những sai sót chuyên môn của cơ quan tiến hành tố tụng địa phương, nhưng sai sót đó không làm thay đổi bản chất vụ án. Do đó, không thể suy diễn, thổi phồng vụ án rồi đưa ra yêu cầu “tam quyền phân lập” để chống oan, sai.

Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Khoá XII diễn ra tại Hà Nội chú trọng bàn và quyết định phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành TƯ khóa 13. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, đây là một nhiệm vụ cực kỳ hệ trọng, đòi hỏi chúng ta phải dày công chuẩn bị theo một quy trình chặt chẽ và tiến độ phù hợp.
Gợi mở những nội dung thảo luận, TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng nói: "Trong công tác chuẩn bị nhân sự, phải chăng cần nhấn mạnh tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự khách quan, công tâm, trong sáng, gương mẫu chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức, quy chế, quy định của Đảng, đặt sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền..."
Với cách làm chặt chẽ và bài bản lần này, tôi cảm nhận rằng Đảng ta đã thấy được những gì chưa ổn của các nhiệm kỳ Đại hội trước đó để lần này chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
Xin bàn sâu hơn về vấn đề "lợi ích nhóm", mà cụ thể là tư tưởng thoả hiệp "con anh,con tôi/ em anh, em tôi" ủng hộ lẫn nhau để cùng được cơ cấu vào danh sách giới thiệu. Đây là điều lợi bất cập hại cho sức mạnh chiến đấu của một đảng cầm quyền.
Nếu như "nhân sự con ông cháu cha" thật xứng đáng và có trình độ xuất sắc thì nên ủng hộ vì đó là truyền thống bồi dưỡng đội ngũ kế cận tốt đẹp của Đảng ta. Miễn là phải vì lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc lên trên hết chứ không thể vì tư tưởng cục bộ, giành chỗ cho người thân mà thực ra lại chưa xứng đáng thì rất tai hại cho chế độ.
Điều đó khác với mấy kỳ đại hội gần đây, một số mới người là con em lãnh đạo, họ rất trẻ, uy tín không cao, chưa hề đóng góp gì vượt trội, có người còn không trúng cả ở cấp uỷ địa phương, thế nhưng lại vẫn nghiễm nhiên được giới thiệu vắng mặt để bầu vào Trung ương dự khuyết. Cảnh này từng xuất hiện trong nội bộ Đảng ta ở nhiều địa phương, bộ ngành theo lối "tôi im lặng khi có người giới thiệu con anh thì anh cũng im lặng khi có người giới thiệu con tôi...". Tất cả cùng dắt tay nhau bước vào Ban chấp hành cho dù tất cả còn chưa xứng đáng.
Hiện tượng trên còn diễn ra theo kiểu vận động hành lang để cho anh em ruột cùng được vào Trung ương khi mà họ cũng không thật xuất sắc... Nếu như vậy thì xin hỏi Đảng ta liệu có mạnh lên được không?
Tôi thấm thía từng câu chữ mà TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng phân tích ở bài viết cách đây ít ngày. Nó thể hiện những điều ông viết ra là những đúc kết sâu sắc của thực tiễn cuộc sống. Trong đó, chúng ta cũng chưa quên một vài trường hợp đã thành bài học và phải trả giá. Theo đó, người đứng đầu Đảng ta thẳng thắn chỉ ra rằng: "Phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng. Để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai hoạ cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn".
Thời gian tiến tới Đại hội Toàn quốc không còn nhiều, nhưng tôi nghĩ vẫn đủ để các cấp bộ Đảng quán triệt từng câu chữ trong các phát biểu gần đây về công tác chuẩn bị nhân sự cấp cao cho Đại hội và thực hiện tốt nhất có thể. Một đảng cầm quyền mạnh sẽ giúp cho con tàu Cách mạng vững vàng vượt qua mọi sóng gió, bão táp ngoài biển xa. Một đảng yếu, nhiều "nhóm lợi ích", cơ hội, chạy chức chạy quyền lọt vào bộ máy thì không thể xem đó là một đảng cầm quyền có uy tín trước dân và cũng ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng đ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét