Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Nhận diện hoạt động chống phá của các thế lực thù địch: Nội dung không mới, nhưng hình thức, biện pháp mới


Hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng ta trước thềm Đại hội XIII của các thế lực thù địch càng gần Đại hội càng quyết liệt. Nội dung chúng tập trung vào công tác phòng chống tham nhũng quyết liệt của Đảng, Nhà nước ta, từ đó chúng gán ghép, xuyên tạc và mục đích cuối cùng không gì hơn là đòi đa nguyên đa đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp nước ta- nội dung cơ bản không mới, nhưng cách thức, biện pháp tiến hành mới: Chúng không tiến hành đơn lẻ mà tập trung thành “chiến dịch” với sự kết hợp của các tổ chức chống phá lại, cùng xoáy vào một vấn đề và đưa ra nhiều gán ghép, xuyên tạc khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng thì giống nhau:
Cụ thể, nội dung tuyên truyền trong các “chiến dịch” được hướng theo một chủ đề thống nhất, như: Tuyên truyền chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền chống phá vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013; tuyên truyền chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội; tuyên truyền xuyên tạc nguyên tắc tổ chức, vấn đề nhân sự Đại hội XIII… Chẳng hạn như, thực hiện chiến dịch chống phá cương lĩnh, dự thảo các văn kiện Đại hội XIII, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối trong nước đã đồng loạt tán phát các bài viết có nội dung xuyên tạc cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đồng thời, kêu gọi sửa đổi “toàn diện” văn kiện, đường lối chính trị theo hướng đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò “độc tôn” của Đảng; thay đổi hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước; xây dựng nền kinh tế đa sở hữu bắt đầu từ năm 2021.
Có thể thấy rõ ý đồ này qua các bài viết: “Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII”, “Việt Nam: Liệu Đại hội Đảng XIII sẽ có khác biệt?”, “Các nhóm thân hữu và tắc nghẽn thể chế đang gây hại cho Việt Nam”, “Góp ý chuẩn bị Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam”, “Về Đảng cầm quyền”, “Bản kiến nghị về Đại hội XIII”… Cá biệt, có bài viết, đối tượng còn đưa ra “lộ trình” cải cách thể chế ở Việt Nam theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Chuyển đổi Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đảng nắm quyền thành Đảng cầm quyền, với cương lĩnh, điều lệ mới theo hướng hòa giải, hòa hợp dân tộc và dân chủ hóa đất nước. Giai đoạn 2: Thực hiện cải cách hệ thống chính trị - nhà nước hiện tại thành nhà nước pháp quyền với Hiến pháp mới và thể chế chính trị dân chủ đa nguyên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét