Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Tất cả lợi ích của Đảng ta đều vì dân và mọi quyết sách của Đảng cũng xuất phát từ nhân dân! Với quan điểm đó, trước thềm Đại hội XIII của Đảng, Đảng ta trân trọng xin ý kiến của nhân dân để nghiên cứu, xây dựng chủ trương, đường lối lãnh đạo cho sát đúng với sự phát triển của thực tiễn. Song, lợi dụng việc này các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, chống phá quyết liệt quan điểm nhân văn đó. Bởi vậy, cảnh giác và đấu tranh vạch trần các thủ đoạn đó là nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay. Lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các cấp trong Đảng và mọi tầng lớp nhân dân vào các văn kiện trước khi đại hội Đảng vừa là nguyên tắc, vừa là truyền thống phát huy dân chủ trong Đảng; đồng thời, thể hiện sự gắn bó hữu cơ “giữa Đảng với Nhân dân”, “giữa lý luận với thực tiễn phong phú, sinh động”. Tuy nhiên, một số thế lực thù địch lại lợi dụng chủ trương đó để chống phá. Trên mạng xã hội - một kênh thông tin và tương tác tiện dụng với nhiều người đã được họ lợi dụng tấn công một cách ác ý vào văn kiện của Đảng, hòng làm mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và giá trị các văn kiện đại hội Đảng. Có thể thấy điều đó, trên mấy khía cạnh sau: 1- Tập trung chống phá đường lối, quan điểm Đại hội XIII của Đảng. Họ cho rằng, văn kiện Đại hội lần này cũng chỉ là sự sao chép và biến tấu từ văn bản các đại hội trước; nội dung không có giá trị gì với sự phát triển đất nước, mà ngược lại là nhân tố kìm hãm sự tiến bộ của dân tộc ta. Bởi vậy, cũng như trước đây, văn kiện Đại hội XIII cũng chỉ là những vấn đề sáo rỗng, giáo điều, bảo thủ; khư khư ôm giữ chủ nghĩa Mác - Lênin để duy trì quyền lực của Đảng mà thôi! Dưới hình thức: “Thư ngỏ”, “Thư góp ý”, “Trao đổi về Đại hội 13, Đảng Cộng sản Việt Nam”,… họ kiến nghị lấy lại tên Đảng, tên Nước trước đây cho “hợp với lòng dân” và để “quy tụ được ý chí của toàn dân tộc”, khởi động tinh thần Việt Nam, kết thành sức mạnh to lớn vượt qua mọi thách thức, chớp lấy thời cơ, đưa đất nước tiến lên! Và trước việc Đảng, Nhà nước ta xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên sai phạm, thì họ xuyên tạc là “thanh trừng nội bộ”, “trả thù cá nhân”, v.v. Từ đó, họ kích động các đối tượng bất mãn viết bài tung lên mạng xã hội, tạo dư luận đòi: Việt Nam phải “thay đổi toàn bộ khung, sườn”, tức là xóa bỏ chế độ “độc tài toàn trị của Đảng Cộng sản”, thực thi “đa nguyên, đa đảng”, “xã hội dân chủ”, đừng trông chờ vào đường lối Đại hội XIII. Thực tiễn minh chứng: kể từ ngày thành lập đến nay, cùng với Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng (03/02/1930), Đảng ta đã có 12 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc. Mặc dù, mỗi đại hội diễn ra trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, nhưng các văn kiện đại hội Đảng đều chứa đựng những giá trị nội dung và ý nghĩa to lớn về cách mạng dân tộc, dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa của đất nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân - ý Đảng, lòng dân là một, tạo sức mạnh vô song chiến thắng kẻ thù xâm lược và từng bước vững chắc trong tiến trình bảo vệ, xây dựng đất nước. Cương lĩnh năm 1930 đã đưa đến cao trào cách mạng những năm 30, 40 của thế kỷ XX và thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945; đồng thời, tạo cơ sở để Đảng đề ra đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” chống thực dân Pháp. Tại Đại hội II (02/1951), Đảng xác định quyết tâm lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong kháng chiến chống Pháp và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Đại hội III (9/1960), Đảng chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thống nhất Tổ quốc. Sau khi đất nước thống nhất, từ Đại hội IV đến Đại hội XII, Đảng vạch ra và ngày càng bổ sung, hoàn thiện con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đặc biệt, trước những yêu cầu mới của sự phát triển đất nước, để khắc phục những bất cập của cơ chế cũ dẫn tới sự khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm sau chiến tranh, Đảng đã tiến hành đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và từng bước hình thành Đường lối đổi mới đất nước. Đại hội VI (12/1986), đã phân tích sâu sắc tình hình đất nước, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đảng đề ra Đường lối đổi mới toàn diện đất nước, mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc. Sau Đại hội VI, tại các kỳ đại hội, nhất là Đại hội VII (6/1991) và Đại hội XI (01/2011) Đảng đã hoàn thiện và cụ thể hóa một bước đường lối đổi mới, mà nội dung cốt lõi được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Tại Đại hội XII (01/2016), Đảng đã đề ra chủ trương: tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, v.v. Quán triệt quan điểm của các đại hội, phát huy kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế, Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ngày càng giành được nhiều thắng lợi. Nhờ đó, đất nước đã vượt qua thách thức từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu cũng như sự bao vây, cấm vận của kẻ thù, tiếp tục vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau hơn ba thập kỷ tiến hành đổi mới, từ một đất nước nghèo, trình độ thấp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia đang phát triển, có văn hóa, xã hội phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân được cải thiện; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh, độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng được nâng cao, v.v. Đặc biệt, trước sự tàn phá của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhiều nước trên thế giới bị động, lúng túng trong đối phó dẫn đến tỉ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao, đang đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế, thì Đảng và Nhà nước ta đã chủ động đề ra nhiều giải pháp phòng, chống quyết liệt ngay từ những ngày đầu dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát tại Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc). Đồng thời, động viên toàn dân đoàn kết, phát huy cao độ vai trò của các lực lượng: Y tế, Quân đội, Công an; thực hiện nhiệm vụ “kép” phát triển kinh tế và chống dịch rất hiệu quả, v.v. Nhờ vậy, Việt Nam được thế giới đánh giá là nước khống chế dịch tốt nhất, có nền kinh tế tăng trưởng cao nhất ở châu Á hiện nay.


Có những thứ có ở người Cộng sản mà các thế lực khác không có. Đó là lý tưởng, họ sống có lý tưởng. Và lý tưởng của họ là chiến đấu cho độc lập của dân tộc và thống nhất đất nước, chứ lý tưởng của họ không là những đồng tiền do nước ngoài đem đến để thuê mướn.
Có người còn ngoác cái miệng ra bảo, “cái xứ Việt nghèo quá chẳng có gì vui nên phải lấy việc đá bóng làm vui”. Cái thứ ngu thì biết quái gì. Nghèo hả? Gia đình thủ môn Văn Toản sau khi nghe tìn đội bóng của con đoạt Huy chương vàng đã làm một bữa tiệc với 60 (sáu mươi) bàn, mời họ hàng bà con đến chung vui. Rồi mẹ cầu thủ Hà Đức Chinh dự kiến sẽ mổ trâu để ăn mừng con trai và đồng đội của nó chiến thắng trở về.
Thôi, bỏ qua chuyện giàu nghèo. Ta nhìn vào một khía cạnh khác của các bữa tiệc mừng này. Đó là lòng tự hào dân tộc mà chính những người dân chân chất đã thể hiện. Hỏi trên trái đất này, có nơi đâu như vậy? Xin đừng nghĩ gì khác, hãy ghi nhận tấm lòng của người dân trước mỗi thành tựu mà đất nước đã đạt được, dù đó thuộc lãnh vực thể thao văn hóa, lãnh vực xã hội, lãnh vực kinh tế hay quốc phòng.
Đó là tinh thần yêu nước mà những người Cộng sản đã truyền lửa cho người dân. Thế hệ chúng ta chắc chưa thể quên những năm tháng thiếu thốn về vật chất nhưng lại thừa dũng khí để xông pha vào nơi nguy hiểm nhất, đó là mặt đối mặt với quân giặc cướp nước và bán nước.
Có biết bao tấm gương hy sinh quên mình mà không đội quân nào có được. Đó là bác sĩ Đặng Thùy Trâm, cô con gái Hà Nội nơi miền đất khói lửa miền Trung, đó là những đồng đội của Trâm trên tất cả mặt trận. Mặc cho quân thù dùng mọi thủ đoạn hòng làm lung lạc tinh thần những người chiến sĩ Cộng sản như dùng các thủ đoạn tra tấn dã man, cắt đầu các chiến sĩ cách mạng để chụp ảnh thị uy… Những việc làm đó chỉ kích thích thêm lòng căm thù giặc, thúc dục họ xông lên mạnh mẽ hơn mà thôi.
Còn quân đội phía bên kia? Họ chiến đấu vì cái gì? Chẳng vì gì cả, chỉ vì tiền thôi. Trả tiền thì đánh, trả tiền nhiều thì giữ lâu, tiền ít thì khỏi đánh, và không có tiền chỉ chỉ “ba giờ đồng hồ sau là chúng tôi rời khỏi dinh Độc Lập” (lời cựu Tổng thống của cái VNCH).
Người Cộng sản cũng là con người, họ cũng có sai lầm, khuyết điểm song họ cũng lại là một tổ chức rất có kỷ luật, mạnh tay xử lý những đảng viên không còn đủ tư cách. Sức mạnh của họ là ở đó./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét