Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Ở VIỆT NAM KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ "TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM"


Trong thời gian gần đây chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ “Tù nhân lương tâm” mà các thế lực phản động dùng để chỉ một số đối tượng và yêu cầu chính quyền Việt Nam thả các đối tượng này. Vậy, sự thật những người mà họ gọi là “tù nhân lương tâm” là những ai? Cần khẳng định rằng: Ở Việt Nam không bao giờ có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà thực chất đó chỉ là những người vi phạm pháp luật.
Vậy ai được các thế lực thù địch gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam? Sẽ chẳng phải là những cái tên quá xa lạ, bởi những con người ấy đã được báo chí nhắc đến không ít lần. Đó là Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định, Lê Thăng Long; là Trần Anh Kim, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài… Với người dân Việt Nam, thì các vụ án liên quan đến những đối tượng này chỉ là những vụ án hình sự đơn thuần; họ đều bị các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam truy tố, xét xử do phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều đáng nói ở đây là những người được các thế lực thù địch gọi là “tù nhân lương tâm” ở Việt Nam khi bị bắt và khai trước tòa hầu hết đều thừa nhận nguyên nhân là do các bị cáo tiếp thu những quan điểm sai trái về “dân chủ”, “nhân quyền” của các thế lực thù địch chống chủ nghĩa xã hội và sự nhìn nhận chủ quan về các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội. Tại phiên xét xử phúc thẩm diễn ra ngày 11-5-2010, Lê Thăng Long tỏ rõ sự ăn năn, hối cải và nói: “Tôi biết ơn Đảng và Nhà nước đã nuôi dưỡng, giúp đỡ tôi trưởng thành. Tôi không bao giờ muốn xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi mong Hội đồng xét xử khoan hồng cho tôi sớm được trở về với gia đình”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng: Ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật, bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét