“Nguyễn Chí Vịnh: Tướng “hèn” của Quân đội
nhân dân Việt Nam” – là bài viết vừa đưa trang Việt Tân. Tác giả Lê Ánh đã
trích lời ông Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn Vnexpress nhân kỷ niệm 75 năm
Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, trong đó có nội dung: “Không nước nào có thể bắt Việt Nam phải
chọn bên vì chúng tôi độc lập, tự chủ, giành và giữ độc lập bằng sức của
mình!”; “Chúng tôi chọn chính chúng tôi”; Việt Nam “không đứng về phía bên này chống lại bên kia”.
Rồi,
như vớ được vàng, Lê Ánh la toáng: “Mới nghe ông Tướng Vịnh nói, làm cho người
ta nghĩ rằng ông Tướng này có vẻ lập trường cứng rắn, có tinh thần yêu nước,
nhưng trên thực chất nhiều người cho rằng, đây chỉ là những lời nói mang tính
“ngụy biện” hay nói một cách khác là lộ rõ bản chất “hèn” của một ông tướng
quân đội nhân dân Việt Nam.
Không
chấp việc Lê Ánh tùy tiện gán đánh giá của mình cho người khác trong cái gọi là
“nhiều người cho rằng”. Chỉ đề cập nội dung Lê Ánh trích, bình lời ông Nguyễn
Chí Vịnh phát biểu tại Đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt – Trung cấp
thứ trưởng lần hai, ngày 28/8/2011 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) dưới đây, đủ thấy,
Lê Ánh là người “hèn” hay “dũng”, cũng như thấy rõ động cơ của tác giả này:
“Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn
một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng, … một khi các đồng chí tôn
trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?”.
Ngoài
với việc tự lấy làm đắc ý mình đã “bắt quả tang” ông Vịnh “tiền hậu bất nhất”
trong phát ngôn; ông Vịnh thể hiện sợ hãi tột độ của một ông tướng đại diện Bộ
Quốc phòng Việt Nam trước Trung Quốc, Lê Ánh hẳn còn rất hý hửng là, với bằng
chứng đó, mọi người không thể không tin ông Vịnh là viên tướng bạc nhược…
Tỏ ra
là người làm “bình luận chính trị”, vậy mà Lê Ánh không hiểu một điều: bối cảnh
diễn ra sự kiện Đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt – Trung cấp thứ
trưởng lần hai, diễn ra ở Bắc Kinh 10 năm trước, khác xa tình hình, diễn biến
hiện nay. Trong bối cảnh đó, ông Vịnh đã sử dụng những ngôn từ đầy tính ngoại
giao nhằm thể hiện quan điểm đối ngoại cũng như thông điệp của Việt Nam – một
dân tộc khát khao hòa bình – luôn mong muốn giữ gìn, phát triển quan hệ hữu
nghị hai nước Việt – Trung, cũng như hữu nghị với các nước yêu chuộng hòa bình
trên thế giới…
Tuy
nhiên, một điều không thể quên: ông Vịnh luôn kèm theo điều kiện có ý nghĩa như
các nguyên tắc bất biến. Điều kiện đó là gì ? Thì đây, ông Vịnh nhấn mạnh trong
vế sau của đoạn nội dung Lê Ánh trích dẫn: “một khi các đồng chí (TQ) tôn trọng
độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển?”; “Việt
Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền”; và rằng: “các vấn
đề trên Biển Đông cần được xử lý theo luật pháp quốc tế”,…
Thế là
rõ: không thỏa mãn các điều kiện “một khi” có tính nguyên tắc, không thể nhân
nhượng đó của Việt Nam, cả hai bên chẳng thể bàn được điều gì sất – đó là điều
chẳng ai biết đọc lại có thể lĩnh hội sai nội dung.
Nguyên
tắc bất biến đó, về sau, cũng được ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định
dõng dạc trước báo chí quốc tế tại Philippines, tháng 5/2014: “Việt Nam kiên
quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh
thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình,
hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng
này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”
Không
nghi ngờ gì nữa, Nguyễn Chí Vịnh là viên tướng Việt Nam rất “rắn” trong cuộc
đối thoại nêu trên với người đồng cấp phía Trung Quốc là ông thượng tướng Mã
Hiểu Thiên, chứ đâu phải “tướng hèn” – như Lê Ánh xuyên tạc và vu cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét