Thứ Hai, 4 tháng 5, 2020

NHẬN RÕ CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH ĐỂ KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH BÁC BỎ


Trong quá trình cách mạng, cuộc đấu tranh tư tưởng luôn diễn ra thường xuyên và hết sức phức tạp. Cường độ và tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh này thường tăng cao ở những thời điểm quan trọng và nhạy cảm.
Thời điểm hiện nay, toàn Đảng đang triển khai những nhiệm vụ trọng đại chuẩn bị cho Đại hội XIII và đó cũng là dịp các thế lực thù địch đẩy mạnh những hoạt động chống phá cách mạng nước ta mà một trong những trọng điểm của chúng là chống phá về tư tưởng. Tình hình đó đặt ra những trách nhiệm nặng nề đối với cuộc đấu tranh tư tưởng, trong đó đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch càng trở thành một trong những nhiệm vụ bức thiết. Để thực hiện tốt trọng trách này, vấn đề nhận diện các loại luận điểm sai trái, thù địch là hết sức cần thiết. Sau đây, xin nêu những dạng luận điệu sai trái, thù địch để có những giải pháp xử lý cụ thể và thích hợp.
Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực thù địch đang thay đổi phương thức hoạt động. Mục tiêu nhất quán không thay đổi của chúng là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, "phi chính trị hóa", vô hiệu hóa quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ nhà nước XHCN ở Việt Nam.
Khi Mỹ tiến hành bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã tuyên bố "Mỹ quan hệ với Việt Nam là vì quyền lợi của Mỹ và để chuyển hóa chế độ chính sách ở Việt Nam theo kiểu Đông Âu và Liên Xô cũ". Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Kissinger cho rằng "Những người cộng sản Việt Nam đã thắng trong chiến tranh, nhưng họ sẽ thua trong hòa bình, trước đây cộng sản dùng súng để đuổi người Mỹ ra khỏi Sài Gòn, ngày nay người Mỹ sẽ dùng dollar để đuổi cộng sản ra khỏi Sài Gòn. Chính phủ Hoa Kỳ đã chi mất 1.000 tỷ USD trong chiến tranh Việt Nam, bây giờ họ cũng không thể để cộng sản yên vị trên đất nước Việt Nam được". Âm mưu của Mỹ là sử dụng con đường ngắn nhất lôi kéo Việt Nam theo Mỹ, dùng chính trị để phát triển ảnh hưởng kinh tế, dùng kinh tế để chi phối sự lãnh đạo của Đảng CSVN, dùng quần chúng để làm tăng thêm sự đối lập của quần chúng với chính quyền và với Đảng.
Với ý đồ đó, Mỹ và các thế lực thù địch đã thực hiện một loạt bước như ngoại giao thân thiện, chi phối đầu tư, khoét sâu nội bộ, viện trợ kinh tế, cấp học bổng cho học sinh, nghiên cứu sinh và nhận học sinh, nghiên cứu sinh sang Mỹ và các nước tư bản khác để tiếp cận, từng bước thực hiện âm mưu lũng đoạn nội bộ ta. Chúng ráo riết chống phá bằng mọi thủ đoạn vừa công khai, vừa bí mật, kết hợp bên trong và bên ngoài hòng làm thay đổi quan điểm, lập trường chính trị trong nội dung các văn kiện Đại hội Đảng, hòng làm cho Đảng ta suy yếu về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tạo nên và thúc đẩy nhanh quá trình tự diễn biến, làm xói mòn và mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng; làm suy yếu hệ thống lãnh đạo bằng cách loan tin bịa đặt có mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo cấp cao... Nhiều nội dung của tư tưởng đa nguyên, xóa bỏ độc quyền lãnh đạo đã được ráo riết tuyên truyền dưới nhiều hình thức để xâm nhập vào xã hội và nội bộ Đảng ta trong thời gian qua. Các đối tượng thù địch nước ngoài tiếp tục gia tăng chống phá, xuyên tạc nội dung nghị quyết, phá hoại quá trình thực hiện nghị quyết. Một số xu hướng mà các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện truyền bá những luận điệu sai trái:
- Tấn công vào nền tảng tư tưởng của chúng ta - chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các nhà tư tưởng chống cộng, chống CNXH phê phán, đả kích tới tấp vào CN Mác-Lênin hòng làm lung lay nền tảng tư tưởng của chúng ta và đẩy chúng ta đi chệch quỹ đạo của CNXH. Các thế lực thù địch tung ra đủ thứ lý luận nhằm bác bỏ chủ nghĩa Cộng sản như: du nhập CN Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử, chỉ đưa đến tai họa vì CN Mác-Lênin là tư tưởng ngoại lai, xa lạ với truyền thống dân tộc. Họ còn cho rằng lý luận Mác-Lênin chỉ giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp, còn tư tưởng Hồ Chí Minh giải quyết đấu tranh dân tộc thuần túy, không thể áp đặt mẫu học thuyết Mác-Lênin vào Việt Nam, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường; vì thế các đảng cánh tả và nhiều đảng cộng sản trên thế giới không coi chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng. Và họ đưa ra luận điệu rằng tại sao các nước theo chủ nghĩa Mác-Lênin chưa thể là nước phát triển, còn tất cả các nước phát triển trên thế giới hiện nay đều không tuân theo chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Phủ định nền tảng tư tưởng: phủ định học thuyết Mác-Lênin, cho là học thuyết Mác-Lênin chỉ phù hợp với thế kỷ XIX, chỉ phù hợp với một chừng mực nào đó với trình độ, lực lượng sản xuất và văn hóa Nga, không phù hợp với thế kỷ này, với nước ta, từ đó cho rằng CN Mác-Lênin lỗi thời ở Việt Nam.
Gần đây chúng chuyển sang luận điệu "Việt Nam đang bế tắc không chỉ về kinh tế mà còn về tinh thần. Không ai còn tin vào chủ nghĩa Mác nữa, ngay cả các cán bộ cấp cao". Đồng thời chúng xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa ra các luận điệu "đấu tranh giai cấp", "tập trung dân chủ" là cổ vũ cho bạo lực, cho chiến tranh, cho độc quyền, độc đoán, thủ tiêu dân chủ, không phù hợp với xu thế thời đại, do đó không thể thúc đẩy xã hội phát triển.
- Phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với học thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh "nồi da nấu thịt" suốt mấy chục năm. Cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người dân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương tiện; đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một sai lầm lịch sử...
- Phủ định các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, cho rằng hình thái kinh tế xã hội chỉ là một lý thuyết về CNXH không tưởng, không bao giờ thực hiện được, sự sụp đổ CNXH ở Đông Âu, Liên Xô là một tất yếu, dự báo trước. Cho rằng, nhà tư bản bóc lột công nhân nào khi hiện nay các nhà máy, công xưởng toàn các rô bốt làm việc. Cho rằng CNXH đặt xã hội lên trên cá nhân chỉ là đề cao một số người đang nắm quyền trong xã hội đó.
- Tấn công vào đường lối của Đảng, các thế lực thù địch cho rằng không thể làm trái qui luật bỏ qua chế độ tư bản vì hiện nay Việt Nam đang xây dựng và phát triển CNTB dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vậy nên, cần giải quyết các vấn đề xã hội ở chừng mực nào đó, theo chủ nghĩa xã hội dân chủ là tốt nhất. Chúng cho rằng, kinh tế thị trường lại định hướng XHCN sẽ không thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, sẽ bị cô lập trên trường quốc tế. Chúng rêu rao: Đảng CSVN đã chọn con đường sai, không thể có CNXH. Không ít kẻ đã lớn tiếng rằng "CNXH chính là bước quá độ từ CNXH nghèo đói tiến tới CNTB, những ước mơ của CNXH thì chính CNTB đã thực hiện rồi, rằng người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở CNTB những lời giải đáp đầy đủ cho mọi vấn đề được đặt ra trong đời sống loài người. Tóm lại, người ta muốn nói những người Mác xít bàn về CNXH chẳng khác nào bàn về hư vô".
- Tấn công vào vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, các thế lực thù địch đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa đảng. Các thế lực chống cộng tập trung đánh vào các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là vào nguyên tắc tập trung dân chủ. Bằng việc vu cáo Đảng CS chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, "độc đoán, đảng trị", thực hiện sự chuyên chính của một đảng, sự thống trị quan liêu của giới thượng lưu, chúng đối lập Đảng với Nhà nước, đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân. Gần đây chúng đưa ra luận điệu mới rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Điều kiện hiện nay không còn phù hợp nữa để lực lượng khác mới đưa đất nước tiến lên.
Một số người không phủ nhận hoàn toàn tính chất ưu việt của CNXH nhưng lại phê phán Mác về luận điểm đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, cho rằng những luận điểm này làm nghèo đi những hình thức tiến hóa của xã hội, khuyến khích thù hận, mâu thuẫn, đấu tranh giai cấp liên miên. Dựa vào một số "cải cách" ở các nước tư bản và nhất là dựa vào các mô hình xã hội - dân chủ Thụy Điển, Phần Lan, họ cho rằng từ CNTB tiến sang CNXH không nhất thiết phải thông qua


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét