Trong thời gian qua, các
thế lực thù địch, phản động luôn có những chiêu thức, thủ đoạn mới để chống phá
Đảng, Nhà nước và những thông tin này thường có tác động nhanh, “lây lan mạnh”
đã gây ra những tác động xấu trong xã hội. Chúng tập trung xuyên tạc, chống phá
sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng,
phủ nhận vai trò,thành quả cách mạng, xoáy sâu vào những hạn chế, khuyết điểm,
sai phạm của một số cán bộ, đảng viên trong thời gian qua.
Trong
khi đó, trong đội ngũ của chúng ta lại có hiện tượng bàng quan, né tránh, thấy
sai không dám đấu tranh. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch, ngăn chặn các thế lực thù địch phát tán các thông
tin, quan điểm sai trái chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới đất nước.
Một trong những nội dung mà chúng ta cần lưu tâm
là việc xây dựng nét văn hóa chính trị của học viên chính ủy đủ bản lĩnh, trí
tuệ, làm nền tảng,cơ sở để đập tan mọi thủ đoạn chống phá, góp phần xây dựng
Đảng ngày càng TSVM.
Văn hóa chính trị là một hệ giá trị văn hóa được con
người lựa chọn tiếp nhận và biểu hiện ra trong quá
trình hoạt động chính trị. Trước hết, đó là trình độ giác ngộ khoa
học về chính trị, tức là sự nắm vững các tri thức, giúp con người nhận thức
đúng bản chất của lợi ích và quyền lực chính trị, biết phân biệt sự khác nhau,
động cơ, thái độ và hành vi trong hoạt động chính trị. Sự giác ngộ về văn hóa
chính trị được hình thành từ hai nguồn tri thức khoa học lý luận và từ kinh
nghiệm thực tiễn. Cần hiểu văn hóa chính trị là chất lượng tổng hợp của tri
thức và kinh nghiệm hoạt động chính trị, là tình cảm và niềm tin chính trị của
mỗi cá nhân tạo thành ý thức chính trị, động cơ thúc đẩy họ vươn tới những hành
động chính trị một cách tự giác phù hợp với lý tưởng chính trị của xã hội.
Văn hóa chính trị có thể
được nhận dạng qua: Thứ
nhất, là nhu cầu và thói quen, qua hành động tích cực tham gia
của cá nhân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội theo những chuẩn mực nhất định
vì lợi ích của cộng đồng, bảo vệ, tán thành, ủng hộ hoặc phê phán, phản đối
những hiện tượng, những sự việc ở các lĩnh vực trong đời sống xã hội (chính
trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật...) theo những chuẩn mực văn hóa và quan
điểm, lập trường chính trị nhất định. Thứ
hai, là qua giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ (cá nhân
với cá nhân, đồng nghiệp, đồng cấp, cấp trên với cấp dưới; cá nhân
với tổ chức; cá nhân với xã hội trên các vấn đề thuộc về lợi ích). Một trong
những biểu hiện của hình thức này là văn hóa tranh luận, văn hóa đối thoại. Văn
hóa chính trị của từng cá nhân bộc lộ qua quan điểm giai cấp, lập trường chính
trị, khí chất, năng lực trí tuệ, trình độ tư duy, dấu ấn nghề nghiệp, phẩm chất
đạo đức, tác phong, nhân cách... của mỗi người, từ mỗi công dân bình thường đến
các chính khách, các nhà lãnh đạo, quản lý nắm trong tay quyền lực chính
trị. Thông qua quan hệ giao tiếp, ứng xử có thể đánh giá trình độ văn hóa chính
trị của mỗi người ở các mức độ: Mức độ tự biết mình; mức độ biết lắng nghe tiếp
nhận, chọn lọc và xử lý thông tin; mức độ biết thích ứng và đáp ứng để thỏa mãn
nhu cầu của người khác vì mục tiêu chính trị; trung thành với lý
tưởng chính trị, tính trung thực và khiêm nhường, sự kiên quyết, khéo
léo, mưu lược, lòng nhân ái, hướng về nhân dân, dân tộc và tận tụy phục vụ
nhân dân một cách có hiệu quả.
Như vậy, mỗi một cán bộ, học viên chúng ta
vừa phải tự rèn luyện, tự hoàn thiện trình độ văn hóa chính trị của mình, đồng
thời, phải là người nêu gương sáng cho những người khác; phải biết tự rèn luyện, tự nghiêm khắc, tự mình
phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không hiếu danh, không si mê quyền
lực, không kiêu ngạo, không tự huyễn hoặc; phải biết tự kiềm chế, “ít lòng ham
muốn vật chất”, “cả quyết sửa lỗi mình”. Tự biết mình, đánh giá đúng bản thân
để biết phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, nỗ lực vươn lên, phấn đấu trở thành người chính ủy,người
lãnh đạo chính trị tự trọng và có nhân cách. Đó là
vũ khí mạnh mẽ nhất để xóa bỏ mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù
địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét