Trước
sự kiện vi phạm của tàu Trung Quốc, các thế lực thù địch đã công kích, đòi Việt
Nam phải thay đổi chính sách “3 không”, tiến đến hợp tác toàn diện, là đồng
minh của Mỹ, Nhật Bản… để chống lại hành động xâm phạm chủ quyền từ phía Trung
Quốc. Thực tiễn cho thấy, mọi hành động của các quốc gia, xét đến cùng đều bắt nguồn
từ lợi ích, lợi ích cao nhất, tối thượng nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc. Đặc
biệt, với các quốc gia tư bản chủ nghĩa, nếu không có lợi ích, Việt Nam là đối
tác toàn diện, là đồng minh của họ, đang bị các quốc gia khác đe dọa chủ quyền,
họ cũng chẳng lên tiếng, huống hồ là giúp đỡ. Lịch sử cho thấy, nhiều quốc gia
đã bị các nước lớn “đi đêm” mặc cả với nhau trên lưng các quốc gia khác, sẵn
sàng hy sinh quyền lợi của các nước nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia họ, trong
đó có Việt Nam. Do đó, với chính sách “3 không: không tham gia lực lượng, liên
minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự
hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử
dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế của Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện
quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng, Nhà nước ta về quốc phòng
nói chung, công tác đối ngoại quốc phòng nói riêng, mang bản chất chế độ XHCN
mà Việt Nam đang xây dựng, hướng đến sự hòa bình, thịnh vượng cho đất nước, khu
vực và thế giới. Chính sách quốc phòng, quân sự, xây dựng quân đội, xây dựng
thế trận quốc phòng toàn dân của Việt Nam chỉ nhằm mục đích duy nhất là để bảo
vệ Tổ quốc. Chúng ta không quên sự hợp tác, giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của
cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; song từ xưa đến
nay, cha ông ta luôn nhất quán tinh thần độc lập, tự chủ, lấy sức ta mà giải
phóng cho ta, không dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ duy nhất vào sự hỗ trợ từ bên
ngoài để bị lệ thuộc, bị chi phối. Đảng ta luôn nhất quán quan điểm biện chứng
trong đối tượng và đối tác, có hợp tác và có đấu tranh; giải quyết mọi bất
đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên. Trong xu thế
toàn cầu hóa, Việt Nam luôn chủ động hội nhập và phát triển; tiến hành hội nhập
sâu rộng trên các lĩnh vực, như: hội nhập kinh tế quốc tế; hội nhập quốc tế về
văn hóa – xã hội, môi trường và hội nhập quốc tế về chính trị, quốc phòng, an
ninh. Việt Nam đã tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh, tham
gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, diễn tập về an ninh phi
truyền thống; chủ động đề xuất, định hình cơ chế hợp tác Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn An ninh khu vực (ARF); tham gia Tổ
chức Cảnh sát hình sự quốc tế Interpol; tham gia Diễn đàn Tư lệnh cảnh sát các
nước ASEAN và thường xuyên cử sĩ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của
Liên hợp quốc.
Đến
nay, Việt Nam đã có quan hệ quốc phòng với hơn 80 nước, bao gồm tất cả các
thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; đã ký 50 hiệp định, bản
ghi nhớ hợp tác tương trợ tư pháp hình sự chống tội phạm, phòng, chống ma túy
với các nước. Quan hệ quốc phòng - an ninh đa phương có bước phát triển về số
lượng, chất lượng và hiệu quả…Quá trình hội nhập đó, Việt Nam vẫn giữ được chủ
trương, đường lối và bảo đảm thực hiện tốt chính sách “3 không”, giữ đúng định
hướng. Đến nay, chính sách “3 không” vẫn hoàn toàn đúng đắn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét