
Đã 40 năm trôi qua kể từ
17/2/1979, chính quyền Trung Quốc khi đó nói, họ tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động
khiêu khích chống Trung Quốc của Việt Nam”,... rêu rao họ đã giành chiến
thắng và đạt được mục đích đề ra”.v.v. và v.v… Tuy nhiên, sự thực hoàn toàn
không phải như vậy. Người Việt Nam không im lặng chịu trận.
Theo tài liệu “Chiến tranh
Trung – Việt, bước ngoặt của Chiến tranh Lạnh” đăng trên một số báo mạng Trung
Quốc, “mức độ đẫm máu, ác liệt của cuộc
chiến tranh này đến giờ vẫn khiến người ta rùng mình kinh sợ. Trong các trận
đánh tiến công cụ thể, Trung Quốc thường sử dụng binh lực đông gấp từ 5 đến 7
lần để bao vây tấn công quân Việt Nam. Trung Quốc cũng chiếm ưu thế áp đảo về
hỏa khí, đạn dược. Trong cuộc chiến tranh này Trung Quốc đã bắn 883.381 quả đạn
cỡ trên 82mm, lượng đạn bắn bình quân mỗi ngày nhiều gấp 6 lần Chiến tranh
Triều Tiên; phía Việt Nam chỉ bắn lượng đạn không tới 1/10 số đạn Trung Quốc đã
bắn”.
Còn theo số liệu tổng kết của
Cục Hậu cần Quân khu Côn Minh: Cuộc chiến tháng 2 năm 1979 chỉ kéo dài 1 tháng,
nhưng tổng cộng đã tiêu hao 1,06 triệu quả đạn pháo các cỡ,… bị chết 8.531 người,
bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 239, bình quân mỗi ngày có 1 trung
đoàn bị loại khỏi vòng chiến. “Thương
vong lớn ngoài dự kiến là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết
thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến
mức quân y không kịp trở tay”.
Phía Trung Quốc cũng phải thừa
nhận: “Điều không thể phủ nhận là người
Việt Nam không im lặng chịu trận. Binh sĩ Việt Nam kinh nghiệm phong phú, từng
trải chiến trận trong 3 ngày đầu tiên đã khiến quân đội Trung Quốc thương vong
nặng nề. Người Việt Nam sử dụng chiến thuật phục kích, tập kích khiến lực lượng
tiến công của quân đội Trung Quốc trở nên khá hỗn loạn”.
Cuộc chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc năm 1979 nhắc nhở chúng ta rằng: chỉ
cho phép chúng ta “gác lại quá khứ”,
để hướng tới tương lai mà không được phép “khép lại quá khứ”. Phải tiếp tục thấu
suốt bài học đề cao cảnh giác, tự lực tự cường - bài học muôn thuở trong lịch
sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của cha ông. Chúng ta phải “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc... bảo vệ
lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hoá dân tộc; giữ vững môi trường hoà
bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội”. Đồng
thời, tỉnh táo ngăn chặn và đẩy lùi những tư tưởng và hành động quá khích biểu
tình, bạo loạn gây phương hại tới mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Trung
Quốc, phá vỡ môi trường hòa bình, ảnh hưởng tới tiến trình phấn đấu cho mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”./.
Thành Rô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét