Một trong những luận điệu xuyên
tạc của các thế lực thù địch là: Chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Tổng bí thư “nhiều phần là do sự thúc giục từ phía Bắc Kinh”. Luận
điệu của chúng để giải thích cho những “võ đoán” này là: “Trước tác động mạnh mẽ của việc chính quyền mới ở Mỹ do ông
Trump làm tổng thống sẽ dẫn đến nguy cơ đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ, từ đó việc
tranh giành ảnh hưởng của các nước đó đối với Việt Nam rất quan trọng bởi Việt
Nam nằm trong địa chiến lược chính trị quan trọng ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc có ý đồ muốn Việt Nam nghiêng về phía Trung
Quốc.” Chúng cũng cho rằng chuyến viếng thăm lần này “hoàn toàn không vì nhu
cầu “xây dựng đối tác chiến lược giữa hai nước,” mà là để phục vụ cho nhu cầu
của họ Tập trong việc lôi kéo Hà Nội trong chiến thuật đối đầu với ông Trump.”
Những luận điệu như trên thực
chất chỉ là sự xuyên tạc, không dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn. Bởi lẽ:
Thứ nhất, đây là hoạt động đối ngoại quan trọng của Đảng, Nhà
nước ta, là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo cao nhất
của hai Đảng, hai nước kể từ sau Đại hội XII của Đảng ta và sau khi Đảng Cộng
sản Trung Quốc chính thức xác lập vị trí “hạt nhân lãnh đạo” của Tổng Bí
thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuẩn bị cho đại hội XIX, định hướng lâu
dài cho quan hệ hai Đảng, hai nước. Đồng thời nhằm tăng cường quan hệ Đối tác
chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, và là sự khẳng định đường lối
đối ngoại của Việt Nam theo phương châm độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa, chủ động hội nhập quốc tế và đưa mối quan hệ với các đối tác lớn đi
vào chiều sâu (trong đó có Trung Quốc), tạo môi trường thuận lợi để phát triển
và bảo vệ đất nước. Hơn nữa chuyến thăm lần này cũng là mốc son kỷ niệm 67
năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc.

Mục đích và ý nghĩa của chuyến
thăm là rất rõ ràng, tuy nhiên, như chúng ta thường
thấy một đặc điểm mang tính cố hữu của các thế lực thù địch chống phá Đảng là
mỗi khi đất nước có sự kiện chính trị trọng đại hay nhạy cảm thì các thế lực
chống phá Đảng lại ra sức xuyên tạc, bóp méo sự thật. Chuyến thăm của Tổng bí
thư lần này cũng là một sự kiện chính trị quan trọng (chuyến thăm ngoại giao
cấp nhà nước) để tăng cường hợp tác quốc tế
trên cơ sở độc lập tự chủ.
Kết quả thực tế của chuyến thắm
đã cho thấy những luận điệu về mục đích chuyến thăm chỉ là sự xuyên tạc
vô căn cứ. Kết thúc chuyến thăm hai bên đã đạt được nhận thức chung quan trọng
về quan hệ hai nước, đó là: Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có truyền thống hữu nghị lâu đời, sự phát
triển bền vững của mỗi nước và quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữ hai nước có ý nghĩa quan
trọng đối với cả hai nước.
Đồng thời, hai bên đã đưa ra
được nhiều thông cáo chung, trong đó có thông cáo về vấn đề Biển Đông. Hai bên
nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung đã đạt được và “Thỏa thuận về những
nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên
biển Việt Nam – Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên
giới lãnh
thổ Việt – Trung; kiên trì thông qua đàm phán, hiệp thương hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu
dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được; tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính
quá độ, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích
cực và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Hơn thế nữa, kết thúc chuyến
thăm, hai bên đã ký kết được 15 văn kiện hợp tác giữa các ban, bộ, ngành
đó là:
- Thỏa thuận hợp tác đào tạo
cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban
Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát
triển Quốc vụ viện Trung Quốc.
- Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu
chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
- Tuyên bố Tầm nhìn chung về
hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến
năm 2025.
- Hiệp định khung hợp tác cửa
khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung
Quốc.
- Bản ghi nhớ về hợp tác triển
khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch
và Đầu tư Việt Nam với Bộ Thương mại Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm
nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực
hàng rào kỹ thuật thương mại.
- Thỏa thuận hợp tác thả giống
nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh khu vực vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc.
- Kế hoạch hợp tác du lịch Việt
Nam - Trung Quốc giai đoạn 2017-2019.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật và Nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc giai
đoạn 2017-2021.
- Bản
ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017 - 2021 giữa Liên hiệp Các tổ chức
hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ hợp tác giữa
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Trung ương Hội Chữ
thập Đỏ Trung Quốc.
- Bản ghi nhớ về việc hợp tác
làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam - sức lôi cuốn của
Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.
- Thỏa thuận hợp tác giữa Đài
Tiếng nói Việt Nam và Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc.
- Biên bản ghi nhớ giữa Ngân
hàng Đầu tư phát triển Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc về việc hợp
tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn
giai đoạn 2017-2019.
Có thể nói rằng, chuyến thăm
Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn PhúTrọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tăng
cường tin cậy chính trị, củng cố hữu nghị, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp
tác thực chất, cùng có lợi trên các lĩnh vực giữa hai nước, duy trì hòa bình, ổn định, và phát triển tích cực, lành mạnh
quan hệ Việt – Trung, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.
Thứ hai, các thế lực chống phá Đảng không những đã cố tình
lờ đi ý nghĩa đó, mà chúng còn quên đi một thực tế rằng, trong thế giới ngày
nay, mối quan hệ giữa các quốc gia luôn có tồn tại những yếu tố tích cực và yếu
tố tiêu cực. Vì vậy, việc vận dụng khéo léo đường lối ngoại giao sao cho phù
hợp với điều kiện của đất nước là điều hết sức quan trọng với phương châm “vừa
hợp tác, vừa đấu tranh”. Điều đó đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch
sử 4000 năm dựng xây và phát triển đất nước trong quan hệ với Trung Quốc, để có
nền độc lập, tự do như Việt Nam hiện nay là sự nỗ lực rất lớn của đường lối
ngoại giao khéo léo của Việt Nam.
Vì vậy, hiểu rõ mục đích, ý
nghĩa và kết quả của chuyến thăm là cơ sở mỗi
chúng ta củng cố niềm tin với Đảng, niềm tin vào đường lối chính sách đối ngoại
mà Đảng ta đang kiên trì thực hiện đó là: độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng
hóa, chủ động hội nhập quốc tế và đưa mối quan hệ với các đối tác lớn đi
vào chiều sâu, tạo môi trường thuận lợi để
phát triển và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, việc nắm chắc mục đích, ý nghĩa và kết
quả của chuyến thăm là cơ sở để mỗi chúng ta
nâng cao cảnh giác trước các luận điệu mang tính xuyên tạc nhằm hạ uy tín của
Đảng, Nhà nước ta cũng như gây ra sự hoang mang trong quần chúng nhân dân về
chuyến thăm của Tổng bí thư lần này.
Hồng Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét