Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

ĐỪNG VÌ CÁI TÔI QUÁ LỚN MÀ ĐÁNH MẤT BẢN THÂN MÌNH




Tướng lĩnh ngày xưa là những tướng lĩnh qua đánh giặc mà trưởng thành, nhưng mà cũng nhờ sự giáo dục của Đảng, sự rèn luyện của quân đội. Tập thể người ta đưa mình lên, không phải tự nhiên một mình cá nhân anh mà lên được như vậy. Quân không đánh giỏi thì làm sao anh có thể lên tướng được? Cho nên cái tướng của anh có công của nhiều cán bộ, nhiều chiến sĩ mà trước hết là những người đã hy sinh.
Tư tưởng chê bai thế hệ đi sau một cách vô lý tôi cho là thiển cận. Ngày hôm nay mà không tiến bộ hơn ngày hôm qua thì anh làm cách mạng làm gì? Anh làm được một ông tướng trong đánh giặc để mục đích sau này, thế hệ đi sau tiến bộ, gánh vác trách nhiệm mà lịch sử giao lại. Trước hết những người đi trước phải là những “bà đỡ”, điểm tựa cho những người đi sau tiến lên.
Một vị tướng anh hùng, trong kháng chiến chống Mỹ được phong anh hùng ở cấp trung cấp và sơ cấp thôi, sau này được làm công tác về lịch sử, lẽ ra phải là con người trung thực với lịch sử, bảo vệ lịch sử. Thế mà lại nói một câu ngao ngán rằng: Tướng bây giờ chưa biết chiến tranh! Thế thì đồng chí muốn đất nước này tiếp tục có chiến tranh để có tướng đánh giặc à? Không có tướng đánh giặc mà quân đội vẫn vững mạnh, đất nước vẫn độc lập, giữ được chủ quyền, hòa bình, vẫn giàu mạnh tiến lên đó mới là mục tiêu của Quân đội ta.
Nếu như 45 năm vừa qua, không phải là hòa bình mà phải đánh giặc để có những người tướng có kinh nghiệm trận mạc thì có cần không? Chúng ta mong cho đất nước này vĩnh viễn hòa bình, để xây dựng một quân đội hùng mạnh trong hòa bình, mà quân đội đó từ người cán bộ cao nhất trở xuống không ai phải kinh qua chiến tranh. Đó mới là hạnh phúc to lớn nhất của quân đội và cũng là của nhân dân.
Khắc Hoài

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét