Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN HỒ CHÍ MINH



70 năm trước, trong tác phẩm “Dân vận” đăng trên Báo “Sự thật”,với bút danh X.Y.Z, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Dân vận là động viên tất cả lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc được Chính phủ và Đoàn thể giao cho” và “dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Điều đó cho thấy, trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ, cán bộ và cấp ủy các cấp phải sâu sát với công việc và sâu sát với nhân dân, dựa vào nhân dân để kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.
Tích cực học tập và làm theo phương pháp dân vận của Bác, đó là: - Phương pháp dân vận “lấy dân làm gốc”. - Phương pháp “dân vận khéo” là phải biết phát huy dân chủ. - Dân vận bằng phương pháp “nêu gương”. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng thời, thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, để họ rèn luyện bản lĩnh chính trị, kiên định lập trường và nâng cao năng lực lãnh đạo, phòng và chống sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, ngăn ngừa sự dao động, mất niềm tin của cán bộ và nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đó là những vấn đề căn cốt của phương pháp “dân vận khéo” theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Phương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét