Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Trí - Tín - Nhân - Dũng - Liêm - Trung trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh





Trong lời nói chuyện tại buổi lễ bế mạc lớp bổ túc trung cấp, ngày 10 tháng 10 năm 1947, Người nói: “Một người cán bộ tốt phải có đạo đức cách mạng. Quân sự giỏi song nếu không có đạo đức cách mạng thì khó thành công. Muốn có đạo đức cách mạng phải có 5 điều sau đây: Trí – Tín – Nhân – Dũng – Liêm”. Trong đó:
Trí là sáng suốt, biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh.
Tín là, nói cái gì phải cho tin nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân tin, cho bộ đội tin ở mình.
Nhân là phải có lòng bác ái yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình.
Dũng là phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều. Phải có kế hoạch, rồi kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc.
Liêm là không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc. Người cán bộ đã dám hy sinh cho Tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa, thì không tham gì hết.
Những bài học trên theo cùng thời gian, nó tỏa ánh sáng chiếu rọi, là một trong những tiêu chuẩn đạo đức trong nhận thức và hành động của mỗi chúng ta.
Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta cùng ôn lại và suy ngẫm những tư tưởng, bài học quý báu về đạo đức  của Người để phấn đấu học tập và làm theo, bởi “Cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mãi mãi sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nhân dân thắm thiết./.
 Văn Quân 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét