Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

HÀNH ĐỘNG PHẠM PHÁP TẠI BIỂN ĐÔNG



Ngày 30/9, Tòa án Quốc tế về Luật Biển tại Đức cảnh cáo Đại sứ Liên Hiệp Quốc (LHQ) Trung Quốc về hành động xâm phạm quyền lợi biển của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế về Luật Biển. Hành động gây hấn của Trung Quốc ở khu vực phía Nam Biển Đông (Bãi Tư Chính), được Liên Hiệp Quốc đánh giá là vô cùng nguy hiểm, đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc đã ký kết.
Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc, Cơ quan Đáy biển Quốc tế, thuộc Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã có buổi làm việc trực tiếp với ông Mã Triêu Húc. Trong suốt buổi làm việc, LHQ đã đưa ra hàng loạt cảnh cáo nghiêm khắc dành cho đại sứ Trung Quốc Liên Hiệp Quốc yêu cầu Trung Quốc dừng ngay các hành động phi pháp của mình tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo đúng quy định của Công ước về Luật Biển. “Dựa vào Công ước, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu ra khỏi khu vực phía Nam Biển Đông, thuộc chủ quyền Việt Nam”.
Nếu Trung Quốc không nhanh chóng thực hiện, LHQ sẽ đưa ra hình thức xử lí thích đáng tại Toà án Quốc tế.”, nguyên văn cảnh cáo của Cơ quan Đáy biển Quốc tế dành cho đại sứ Trung Quốc. Đây được xem là động thái đầu tiên của LHQ gửi đến Trung Quốc khi nước này cố ý đưa tàu khảo sát Hải Dương 8, cùng nhóm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.Ông Mã Triêu Húc, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc.
Phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã nhắc đến 'sự cố nghiêm trọng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán' của Việt Nam trên biển Đông thời gian qua.
Việt Nam thúc giục tôn trọng luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Khẳng định với vị trí kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Phó thủ tướng nhấn mạnh nỗ lực của các quốc gia liên quan sẽ mang đến những kết quả tích cực cho việc giải quyết các khác biệt và xung đột.
“Việt Nam đã rất nhiều lần lên tiếng, bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, bao gồm cả sự cố nghiêm trọng xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng biển của chúng tôi - được xác định bởi UNCLOS. Các bên liên quan cần kiềm chế các hoạt động đơn phương có thể làm phức tạp tình hình hoặc gây leo thang căng thẳng trên biển, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế. “Luật pháp quốc tế là nền tảng của mối quan hệ ngang bằng giữa các quốc gia. Các quốc gia phải hành động tuân theo và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam ủng hộ tất cả các nỗ lực giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình theo điều lệ Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm đàm phán, hòa giải và tòa án”, Phó thủ tướng nhấn mạnh./.
Quốc Toản



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét