Lợi dụng sự sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu, một số người có quan điểm đối lập với Đảng Cộng sản đã “đổ thêm dầu vào lửa”, cho rằng, phương Tây “đã khôn khéo sử dụng “diễn biến hòa bình” để chiến thắng CNXH mà không cần chiến tranh”; “kết thúc vai trò lịch sử của Đảng Cộng sản Liên Xô - Thành trì phe XHCN”; mở ra giai đoạn “tính sổ và kết liễu chủ nghĩa Mác - Lênin”. Đồng thời, tuyên bố “sẽ chiến thắng CNXH trên phạm vi toàn cầu” sau khi đánh sập các nước CNXH còn lại, trong đó xác định Việt Nam là một trọng điểm chống phá.
Đúng là sự ảo tưởng và
hoang đường! Không phải đến ngày nay, mọi kẻ thù lớn nhỏ của chủ nghĩa Mác -
Lênin mới tuyên bố như vậy. Họ đã nói đi nói lại nhiều lần “điệp khúc ấy”; đã
hằng trăm lần tuyên bố “khai tử” chủ nghĩa Mác - Lênin. Họ đã và đang rất muốn
như thế, luôn luôn nuôi ảo vọng ấy.
Thế nhưng, hơn một thế kỷ
rưỡi đã trôi qua, chủ nghĩa Mác - Lênin không bị “khai tử” bởi những lần kết án
“tử hình” của các thế lực thù địch. Nó vẫn “bất tử”, phong trào cách mạng vẫn
phát triển. Ngọn lửa của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn cháy, nó sẽ bùng lên, thiêu
cháy mọi sự đè nén, áp bức, bất công của các thế lực thù địch. Chúng ta tin
tưởng vào lẽ phải và chiến đấu vì chính nghĩa. Bởi lẽ, từ khi còn là “một bóng
ma ám ảnh châu Âu”, chủ nghĩa Mác đã phải đối chọi với chủ nghĩa cơ hội, xét
lại và chủ nghĩa xã hội không tưởng tiểu tư sản... Cuộc đọ sức đầu tiên của chủ
nghĩa Mác là ngăn chặn ảnh hưởng của “phong trào xã hội - dân chủ” với chủ
nghĩa xét lại của Becsxtanh và Cauxki để giữ vững lập trường, quan điểm mác xít
- những tư tưởng cơ bản về CNXH đã được trình bày trong “Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản”.
Kể từ đó đến nay, chủ
nghĩa Mác - Lênin đã phải chiến đấu với nhiều loại kẻ thù lớn, nhỏ, đáng kể là
“chủ nghĩa xã hội - dân chủ”, “chủ nghĩa xã hội chân chính”, “chủ nghĩa cơ hội
hữu huynh” và “chủ nghĩa cơ hội tả huynh”, “chủ nghĩa xét lại”... ngăn chặn sự
truyền bá, ảnh hưởng của tư tưởng cải lương, thỏa hiệp giai cấp, sự sùng bái
nền đại nghị tư sản vào phong trào công nhân quốc tế.
Để đánh bại chủ nghĩa cơ
hội, xét lại, bảo vệ các giá trị của chủ nghĩa Mác đặt ra yêu cầu cấp bách,
V.I. Lênin đã gánh vác trọng trách ấy và ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Từ đó, chủ nghĩa Mác đã trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhờ đó, thắng lợi của
chủ nghĩa Mác - Lênin đã dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
năm 1917, thắng lợi của CNXH hiện thực cùng với sự ra đời của hệ thống các nước
XHCN thế giới, năm 1945.
Sau khi V.I. Lênin qua
đời, bản chất khoa học, cách mạng và sức sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin có
mặt suy giảm. Sự phát triển của chủ nghĩa giáo điều, sự sơ cứng của tư duy lý
luận đã làm hại chủ nghĩa Mác - Lênin và CNXH hiện thực. Tư duy giáo điều đã tỏ
ra thiếu sức sống trong việc tổ chức thực tiễn, phát huy đầy đủ, mạnh mẽ những
tiềm năng vốn có của chế độ xã hội mới, bế tắc trong giải quyết các vấn đề về
chiến tranh và hòa bình. Điều đó đã để âm ỉ lâu ngày, đã không có biện pháp
khắc phục, làm cho vũ khí lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin bị han gỉ.
Đó là “mảnh đất màu mỡ”
tạo môi trường thuận lợi cho chủ nghĩa cơ hội, xét lại giành “thế thượng
phong”, chiếm trận địa tư tưởng, lý luận; đòi “thay máu cho hệ tư tưởng” mà
thực chất là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, thay vào đấy là hệ tư tưởng tư
sản, văn hóa phương Tây.
Cùng với đó, tư duy lý
luận bị chủ nghĩa giáo điều tồn tại nhiều năm làm cho cùn, mòn đi và xa rời
thực tiễn cuộc sống. Đây là cơ hội “ngàn năm có một” để chủ nghĩa cơ hội, xét
lại trồi lên, nhanh chóng, công khai toàn bộ hệ quan điểm sai lầm và phản động,
chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin.
Điều đó đặt ra vấn đề cấp
thiết buộc chúng ta phải tiếp tục bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin; phải đẩy mạnh
đấu tranh vạch trần “sự giả nhân giả nghĩa” của CNXH - dân chủ, làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin đứng trước những thử thách mới, rất nghiêm trọng; buộc những
người cộng sản phải tự đổi mới, bổ sung, phát triển toàn diện hệ tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên con
đường đấu tranh xây dựng một chế độ xã hội văn minh tiến bộ - xã hội XHCN.
Đối với Đảng ta, một trong
những yêu cầu cấp thiết đặt ra cho chúng ta là phải đập tan âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ do
các thế lực thù địch chủ mưu. Bởi vì, khác với cuộc chiến tranh nóng và chiến
tranh lạnh, sự nguy hại của “diễn biến hòa bình” là chĩa thẳng nòng súng vào
nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi hạ bệ chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài học xương máu có thể
rút ra trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tuyệt đối không mắc mưu “diễn
biến hòa bình”; phải đánh bại các hướng tiến công của địch vào chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh “từ sớm, từ xa”.
Muốn vậy, trước hết phải bảo vệ những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giá trị và ý
nghĩa chỉ đạo thực tiễn của những nguyên lý đó; chống lại sự xuyên tạc cả về
Triết học Mác - Lênin, Kinh tế Chính trị học Mác - Lênin, CNXH khoa học và các
bộ môn khoa học lý luận chính trị khác. Đó là việc làm cần thiết nhưng không
chỉ có vậy, không chỉ dừng lại ở các nhiệm vụ ấy.
Vì vậy, chúng ta phải cập
nhật thông tin mới, bổ sung, phát triển và đổi mới toàn diện, đồng bộ cả ba bộ
phận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài việc tái
khẳng định những chân lý khoa học, cách mạng mà các nhà kinh điển đã đưa ra;
chúng ta còn phải còn phải đúc kết, khái quát lý luận mới; những điều không có
sẵn trong các tác phẩm kinh điển.
Theo đó, đấu tranh bảo vệ
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới vừa phải tự phê
phán và đánh giá lại các giá trị của chính những người cộng sản đối với các di
sản lý luận của các nhà kinh điển; phải chỉ ra cái gì đến nay vẫn giữ nguyên
giá trị chỉ đạo thực tiễn; cái gì đúng vào thời các ông nhưng ngày nay không
còn phù hợp; cái gì không đúng hoặc chưa đầy đủ, còn thiếu, rất cần phải bổ
sung.
Đây là sự phê phán “kép”:
vừa phê phán bản thân mình và phê phán những kẻ phê phán chúng ta, nhất thiết
phải tiến hành đồng thời, bởi nó đan cài vào nhau, tác động và phụ thuộc lẫn
nhau; dẫu biết điều này là vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng buộc chúng ta phải
tiến hành song song để bổ sung, hoàn thiện và phát triển cả ba bộ phận cấu
thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Khác những người theo chủ
nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại; chúng ta phê phán để bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng nó lên tầm cao mới, không phải
phê phán để đánh đổ nó. Cho nên chúng ta phải đứng vững trên lập trường thế
giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, càng không phải trên lập trường của giai cấp tư
sản để phủ nhận bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Điều đó đòi hỏi chúng ta
phải nghiên cứu lại đầy đủ, chính xác, thận trọng tất cả các luận điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, khách quan, trung
thực. Qua đó, phát hiện những khiếm khuyết và bất cập để tiếp tục bổ sung, phát
triển cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét