Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

CẢNH GIÁC VỚI GIỌNG ĐIỆU CỦA MỘT KẺ VONG NÔ VỌNG NGOẠI

             Biết đó là những lời than thở thất bại của những kẻ vong nô, vọng ngoại phản bội lại dân tộc, đồng bào nhưng tôi vẫn giận run người khi nghe những lời trong bài viết: “Người Việt ra đi vì khó sống tử tế trên chính tổ quốc mình” của tác giả Trần Duy Tân đang lan truyền trên mạng xã hội. Đại khái tác giả này viết rằng: trong lịch sử thì người Việt Nam rất ít đi ra nước ngoài, “chỉ thích gắn bó với lũy tre làng” tuy nhiên từ sau năm 1975 hàng triệu người đã ra đi. Và đến nay thì “người Việt lại lũ lượt ra đi để tìm được tự do trong suy nghĩ”.

Câu chuyện “thuyền nhân 1975” hay “cuộc di cư năm 1954, theo Chúa vào Nam” kể cũng không nên nhắc lại nhiều vì đó là những khoảnh khắc đau thương của lịch sử. Việc cả triệu người (chủ yếu là gốc Hoa) vượt biên là do các thế lực đế quốc thù địch muốn phá hoại làm suy yếu đất nước sau khi chúng ta giành được chiến thắng cuối cùng, giành được trọn vẹn độc lập dân tộc, giang sơn thu về một mối. Âm mưu này cũng cùng khuôn mẫu với cuộc di cư vào Nam năm 1954 do CIA tuyên truyền khiến hơn 800.000 người rời miền Bắc.

Những kẻ vong nô nên nhớ rằng dù có bất cứ chuyện gì xảy ra thì đất nước và dân tộc vẫn là những giá trị trường tồn. Hiện nay, Việt Nam là một đất nước có độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo được an sinh xã hội, tạo ra môi trường chính trị an toàn và một nền kinh tế đang phát triển nhanh, mạnh và vững chắc. Theo thống kê, có khoảng hơn 5,5 triệu người Việt Nam đang sống ở nước ngoài (tập trung gần 1/3 ở Mỹ). Dân số Việt Nam là gần 97,5 triệu người. Hàng năm lượng kiều hối về Việt Nam là khoảng 10 tỷ USD. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn trước sau như một rằng Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Và trên thực tế, đại bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài hiện đang sinh sống ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng dù ở bất cứ đâu và làm việc gì, “luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

Đưa ra những dữ liệu, dẫn chứng như thế để thấy rằng, việc mưu cầu hạnh phúc là quyền cá nhân của mỗi người, họ được quyền tự do lựa chọn sống ở Việt Nam hay nước ngoài tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh. Nhưng có một điều cần và phải nên nhớ rằng dù đi đâu họ cũng vẫn là người Việt Nam mang trong mình dòng máu đỏ, da vàng. Họ vẫn là một bộ phận không thể tách liền của đất nước, tổ quốc Việt Nam.

Bởi thế những luận điệu của kẻ vong nô, vọng ngoại cho rằng “người Việt phải lũ lượt ra đi” tìm cách “tị nạn” về giáo dục và y tế là hoàn toàn vô lý và phi thực tế. Việt Nam cũng là đất nước tự do, dân chủ và nền kinh tế đang phát triển nhiều mặt. Không hề có chuyện mất tự do ngôn luận khi sống trên dải đất hình chữ S. Chỉ có những kẻ lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá hoặc theo gót ngoại bang để mong muốn lật đổ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mới bị trừng trị nghiêm trọng.

Như đã nói, công dân Việt Nam có quyền tự do lựa chọn nơi sống và làm việc phù hợp với điều kiện của bản thân ở trong nước và nước ngoài. Trong những năm qua, công tác người Việt Nam ở nước ngoài luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, quán triệt tinh thần “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”. Do đó nhiều chủ trương, đường lối về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã được thể chế hoá thông qua các chính sách pháp luật trong nhiều lĩnh vực như: quốc tịch, xuất cảnh, nhập cảnh, đất đai, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, lao động…, nhằm hỗ trợ, chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đồng thời phát huy tinh thần yêu nước và nguồn lực của đồng bào ta ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.

Như vậy có thể khẳng định là không hề có những luận điệu kiểu “bỏ mặc”, “không quan tâm”…như những tuyên truyền xuyên tạc của những kẻ mang tư tưởng chống đối cố tình gây chia rẽ kiểu như tác giả Trần Duy Tân ở bài viết trên.

Còn cuộc sống ở Việt Nam như thế nào? Có phải chỉ toàn “đầy rẫy tiêu cực và bất an” hay không thì phải nghe những đánh giá từ bên ngoài mới khách quan. Việt Nam đứng thứ 7 trên tổng 52 quốc gia đáng sống nhất cho người nước ngoài năm 2022, theo khảo sát thường niên Expat Insider của Tổ chức InterNations. Việt Nam được đánh giá là nơi dễ thiết lập cuộc sống mới đối với người nước ngoài, nền kinh tế ổn định, cơ hội thăng tiến sự nghiệp tốt, đặc biệt là yếu tố cân bằng cuộc sống khá cao và cuối cùng là cuộc sống của người thân…

Người nước ngoài sống tại Việt Nam dễ dàng ổn định cuộc sống khi đón nhận tình cảm ấm áp từ người địa phương. Thực tế văn hóa địa phương là một yếu tố được người nước ngoài đặc biệt yêu thích về Việt Nam khi 83% người cảm thấy được chào đón (so với 66% trên toàn cầu); và 71% cảm thấy thoải mái như sống ở quê nhà (so với 62% toàn cầu). Hiện tại, có khoảng 150.000 người nước ngoài sống ở Việt Nam chủ yếu ở các thành phố lớn và các khu vực có nhiều khu công nghiệp và khu du lịch.

Người nước ngoài họ còn coi Việt Nam là điểm đến và quê hương thứ hai. Vậy mà những kẻ vong nô, vọng ngoại mà điển hình là Trần Duy Tân lại chê bai tổ tiên, đất nước và dân tộc mình. Đúng là một đám vô liêm sỉ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét