Trong bối cảnh mới, mỗi công dân càng cần phải nâng cao ý thức “tự phản tỉnh” khi tham gia vào cộng đồng mạng. Cùng với tỉnh táo nhận diện mưu đồ thâm độc của các thế lực thù địch, cần phải phân biệt rõ các quan điểm sai trái với những ý kiến phản biện chính đáng, tâm huyết… Muốn vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải xây dựng, củng cố và phát triển vững mạnh “thế trận lòng dân” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
Lợi dụng các tiện ích của Internet, một số người chỉ vì “háo
like, cuồng face”, muốn thỏa mãn “quyền lực ảo” trên mạng xã hội mà đã vô tình
hoặc cố ý tiếp tay cho những thủ đoạn công kích, chống phá của các đối tượng
xấu. Chính vì thế, xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng trên không gian mạng là việc làm hết sức cần thiết, vừa cấp bách, vừa lâu
dài.
Bên cạnh việc tiếp nhận thông tin tích cực từ các nền tảng mạng
xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube, Instargram…, qua quan sát thói quen sử
dụng Internet của nhiều người, chúng ta không khó để nhận thấy không ít người
đã và đang bị mạng xã hội “dẫn dắt” một cách thái quá, dẫn đến sự “tha hóa”,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - thường xuyên có cái nhìn tiêu cực và quy mọi
vấn đề, sự kiện, hiện tượng xã hội thành “màu xám”.
Quan sát và theo dõi mạng xã hội trong thời gian qua, chúng tôi
nhận thấy có những biểu hiện tiêu cực sau:
Một là, thời gian sử dụng mạng xã hội quá nhiều khiến người dùng
trở nên mệt mỏi, trầm cảm, xa rời hiện thực đời sống, quên đi đời sống thực với
biết bao điều phong phú; chỉ đắm chìm vào số lượng “like”, “comment” trong các
bài viết, hình ảnh, video mình đã đưa lên.
Hai là, luôn có thái độ tranh luận, bình luận một cách quá
khích, luôn thích bày tỏ chính kiến, quan điểm ở các diễn đàn, các nhóm, các
trang cá nhân khác. Luôn cố tỏ ra mình đúng, giỏi, được người khác tán dương;
ngộ nhận - tự tạo cho mình một “vị thế”, “quyền lực ảo” trên không gian mạng.
Thứ ba, có những biểu hiện lệch chuẩn văn hóa trên mạng xã hội.
Thậm chí có những lĩnh vực không thuộc kiến thức chuyên môn của mình cũng “nhảy
vào” bình luận, tranh luận - chủ yếu là những điều được sao chép, cóp nhặt qua
Google. Những bình luận xuất phát từ nhận thức lệch chuẩn đã góp phần tạo hiệu
ứng và “lèo lái” dư luận theo những định hướng tiêu cực của kẻ xấu. Nguy hiểm
hơn, nhiều người còn tiếp tay bằng việc đăng tải các bài viết xuyên tạc, clip
cắt ghép với tâm lý, thái độ cực đoan, công kích tôn giáo, văn hóa, đạo đức xã
hội và cả hệ thống pháp luật. Xu thế “chửi bới”, hùa theo “bầy đàn”, tấn công,
bóc phốt, “chửi lấy sao, lấy số” lấn át dòng thông tin chính thống, chủ lưu,
tạo ra bức tranh tiêu cực về tình hình an ninh - kinh tế - xã hội của đất nước.
Ở một cấp độ cao hơn, sau khi thể hiện bản thân ở các diễn đàn, trang cá nhân,
một số người sử dụng mạng xã hội nổi tiếng còn quay ra tấn công các cơ quan
chính quyền bằng nhiều hình thức.
Chính biểu hiện lệch chuẩn văn hóa này dẫn đến những tình trạng
như: khi tham gia giao thông bị vi phạm, thay vì xuất trình giấy tờ hợp lệ cho
cảnh sát giao thông, một số người ngang nhiên thách thức, quay video với thái
độ kẻ cả, dọa nạt; hoặc khi sử dụng dịch vụ hành chính công, thay vì lấy số
tích kê chờ đến lượt theo quy định, một số người lại cố tình quay clip để đăng
tải lên mạng với những lời lẽ xuyên tạc, bóp méo, bất chấp hậu quả chỉ nhằm mục
đích “câu view”.
Thứ tư, rất dễ trở thành người sống “hai mặt”. Ở ngoài đời biểu
hiện và sinh hoạt chuẩn mực, nhưng khi lên mạng lập nick ẩn danh, tha hồ “hô
mưa, gọi gió” tranh luận, bàn tán từ việc sửa vỉa hè cho đến chủ trương chính
sách, đường lối của Đảng và Nhà nước. Việc cộng đồng mạng “tung hô”, “thả
like”, “tích cực bình luận” khiến cho người dùng mạng xã hội ẩn danh cảm thấy
bản thân “vẻ vang, sang trọng”, cảm thấy mình có “quyền lực”, dần dần khiến họ
“tự chuyển biến”.
Thứ năm, từ việc sống không chân thành, một bộ phận sử dụng mạng
xã hội là công chức, viên chức, nhà báo, bác sỹ, người của công chúng quên đi
vị trí công việc chuyên môn và trách nhiệm nghề nghiệp. Khi thảo luận về chuyên
môn hoặc sinh hoạt chi bộ không bày tỏ quan điểm, thái độ và chính kiến, nhưng
khi lên mạng lại đánh giá, phán xét, viết những câu chuyện đi ngược với tôn
chỉ, quy định, yêu cầu của ngành mình đang công tác.
Thứ sáu, một hiện tượng cá nhân sau khi “nổi danh, nổi tiếng”
trên mạng, cũng như không ít diễn viên, người mẫu, ca sĩ đã tranh thủ kiếm tiền
bằng việc quảng cáo - chủ yếu là “thổi phồng”, sai sự thật cho các nhãn hàng,
sản phẩm. Một số khác lại “chuyên tâm” đăng tải các bài viết, thông tin nhằm
mục đích “bóc phốt, “dìm hàng”, công kích, kẻ cả, chê bai các nhãn hàng, cơ sở
du lịch, doanh nghiệp… Thực chất, đây là những biểu hiện “tống tiền” các cá
nhân và công ty, doanh nghiệp khi thấy họ có “sự cố truyền thông”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét