Thứ Hai, 4 tháng 11, 2019

THẤT BẠI CỦA GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP



Tại Đại Hội Giám mục Việt Nam lần thứ XIV từ ngày 30/9/2019 đến ngày 04/10/2019 diễn ra tại Hải Phòng, với sự tham gia đầy đủ giám mục của 27 giáo phận, Đại Hội đã bầu nhân sự đứng đầu các Uỷ ban thuộc Hội đồng giám mục Việt Nam. Trong đó đáng lưu ý là ông Nguyễn Thái Hợp đã chính thức bị loại ra khỏi Uỷ ban Công lý và hoà bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2019-2022. Đây là cái kết được dự báo từ trước cho một linh mục chống phá quyết liệt như Nguyễn Thái Hợp.
Nói một cách chính xác, Nguyễn Thái Hợp là kẻ phải chịu trách nhiệm cho những bất ổn về an ninh, trật tự liên quan đến công giáo suốt thời gian từ năm 2014 đến nay. Sau hơn 5 năm kể từ ngày về với Giáo phận Vinh, Nguyễn Thái Hợp đã “có công” biến Giáo phận Vinh từ một giáo phận vốn yên bình trở thành một giáo phận “nóng”, phức tạp với nhiều vụ việc vi phạm pháp luật; biến những giáo dân vốn hiền lành, chân quê thành những kẻ chỉ biết nổi loạn, gây rối, chống đối chính quyền. Đó là lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình trái pháp luật ở Giáo xứ Ngọc Long, xã Công Thành – huyện Yên Thành; cướp đất ở Giáo xứ Làng Rào, xã Nghi Hương – huyện Tân Kỳ; ngang nhiên lấn chiếm đất đai tại Giáo xứ Lập Thạch, xã Nghi Thạch – huyện Nghi Lộc, giáo họ Yên Trạch, phường Thu Thủy, thị xã Cửa Lò.
Dưới sự giật dây của Nguyễn Thái Hợp, các linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đức Nhân đã liên tục tiến hành các hành động gây rối trật tự công cộng, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, kích động giáo dân tuần hành, biểu tình. Thậm chí, ngày 2/10/2016, dưới sự chỉ đạo của Hợp, giáo dân tại Lộc Hà, Hà Tĩnh còn biểu tình, chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà, giật bỏ cờ Tổ quốc treo ở đây và thay bằng cờ của công giáo. Những phức tạp về tôn giáo trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đều có sự đứng đằng sau của Nguyễn Thái Hợp. Ông ta đã trở thành cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố Việt Tân ở trong nước, nhận chỉ đạo, tiền tài trợ của các đối tượng phản động lưu vong để phá rối an ninh, âm mưu tiến hành cuộc cách mạng màu ở Việt Nam.
Tại sao Nguyễn Thái Hợp chống phá nhiều như vậy? nó xuất phát từ mối thâm thù của Nguyễn Thái Hợp với chính quyền!
Nguyễn Thái Hợp sinh ngày 02-02-1945 tại Giáo xứ Làng Anh (Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An). Ông ta là con út trong một gia đình Công giáo gồm 6 người con (3 trai và 3 gái), nhưng 4 người đã từ trần và người chị duy nhất hiện đang sống ở Mỹ. Sau cuộc cải cách ruộng đất và cái chết của thân phụ ông ta, ông ta theo gia đình di cư vào miền Nam Việt Nam năm 1954. Chế độ Ngô Đình Diệm coi ông ta và gia đình ông ta là “nạn nhân của Cộng sản Bắc Việt”, bị “đấu tố và bức hại” trong cải cách ruộng đất. Nguyễn Thái Hợp được các linh mục “Dòng Chúa cứu thế” để mắt đến và “chăm sóc” kỹ lưỡng. vừa tốt nghiệp trường dòng, từ năm 1968 đến năm 1972, Nguyễn Thái Hợp lại được “Nhà Chung” đưa đi học Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông ta tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Triết học Đông Phương. Ngày 8-8-1972, ông ta được thụ phong Linh mục tại Sài Gòn.Từ năm 1972 đến năm 1978, ông ta tiếp tục theo học tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) và có được tấm bằng tiến sĩ Triết học phương Tây.
Năm 1995 ghi một dấu ấn quan trọng trong cuộc đời của Nguyễn Thái Hợp. Từ Brazil, ông ta được đưa sang Mỹ qua ngả Canada để dự một khóa học ngắn hạn về “đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền” và phương thức tiến hành “cách mạng sắc màu” do Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (National Endowment for Democracy- NED) và Quỹ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tài trợ. Quỹ này đảm nhận phần hoạt động hợp pháp bên ngoài của các chiến dịch bí mật của CIA. Bắt đầu từ đây, Nguyễn Thái Hợp được sử dụng như một con bài chính trị trong mưu toan thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam mà CIA thực hiện như một phần tiếp theo của kế hoạch hậu chiến sau khi Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam của Hoàng Cơ Minh thất bại và buộc phải chuyển đổi thành Việt Nam Canh tân cách mạng đảng (tức Việt Tân).
Với bộ mặt phản động lộ rõ của mình, có lẽ, con đường phải cuốn xéo khỏi Việt Nam có lẽ không còn xa với Nguyễn Thái Hợp.
 Văn Tiến






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét