Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

VẠCH TRẦN THỦ ĐOẠN "TÂM LÝ CHIẾN" Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trước Đại Hội XIII



Đổ lỗi cho Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, hạn chế, sai lầm của quá trình xây dựng, phát triển đất nước; thường xuyên kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam “thay đổi nhận thức và hành động vì thời đại đã thay đổi”; so sánh khập khiễng bức tranh kinh tế-xã hội của Việt Nam với một số nước khác để “quấy rối nhân tâm”... là thủ đoạn “tâm lý chiến” nguy hiểm của các thế lực thù địch và những người cơ hội chính trị. Gần đây, một số người mang danh “học giả” nêu ra luận điểm rằng “thời đại đã thay đổi” cho nên Đảng ta cần phải thay đổi Cương lĩnh chính trị, cụ thể là thay đổi Cương lĩnh 2011. Luận giải về “thời đại ngày nay” là một trong những vấn đề lý luận mang tính thời sự cấp bách, đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều người. Đây là vấn đề nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến việc phủ định hay khẳng định Chủ nghĩa Mác-Lênin, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giá trị và ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và các nước khác.
Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ở nước ta có một số người đã dao động, hoài nghi giá trị khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin, thậm chí một số người đã trượt dài trên con đường “phát triển” lý luận, rơi vào vòng cương tỏa của CNTB, “sám hối”, “trở cờ”, trở thành người tuyên truyền không công cho các thế lực thù địch, quay lại tấn công, bài xích cội nguồn lý luận mà họ từng tin theo, làm theo. Họ viện cớ “CNXH đã sụp đổ ở Liên Xô, Đông Âu” để quy kết học thuyết Mác-Lênin là sai lầm, lý tưởng cộng sản là không tưởng, “thời đại đã thay đổi” nên “đi theo con đường CNXH là đi vào ngõ cụt”. Thế nhưng, éo le thay, không ai trong số họ có thể chỉ ra được một cách có cơ sở khoa học “thời đại đã thay đổi” thì thời đại ngày nay là thời đại nào? Đối với chúng ta, hiện nay việc xây dựng cương lĩnh, hoạch định đường lối chiến lược, sách lược, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh... đều phải trả lời câu hỏi chúng ta đang sống ở thời đại nào? Và câu trả lời đã có trong Cương lĩnh 2011: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”.
Khi Đảng ta khẳng định dứt khoát rằng, thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, chúng ta đã đứng vững trên quan niệm duy vật về lịch sử nói chung, học thuyết hình thái kinh tế-xã hội nói riêng của học thuyết Mác-Lênin.
Đáng kể nhất trong số người ý kiến ‘thời đại đã thay đổi” cho rằng đây là thời đại phồn vinh vĩnh viễn của CNTB? Đúng là, CNTB đã điều chỉnh, thích nghi bằng cách ứng dụng thành công các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật. Nhưng một con số thống kê cho thấy, một tỉ phú ở Mexico hiện đang có tài sản tương đương với 17 triệu đồng bào nghèo khổ trong đất nước ông ta. Hay cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 sau đó lan ra toàn cầu...
Đức Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét