Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

SAU "CÁCH MẠNG CÂY", "CÁCH MẠNG CÁ" LIỆU CÓ "CÁCH MẠNG VOỌC" ?





             Vài năm trở lại đây, trên các trang mạng xã hội như blog, facebook liên tục xuất hiện nhiều hội nhóm tự xưng “bảo vệ môi trường”, “bảo vệ động vật hoang dã”, “vì hệ sinh thái và phát triển bền vững”… Bên cạnh những hội nhóm có nhiều hoạt động tích cực, thiết thực và thuần túy bảo vệ môi trường như: kêu gọi hạn chế sử dụng túi nilon, tắt máy xe khi chờ đèn đỏ, dọn rác ở các khu vực công cộng…. thì lại có những hội nhóm coi việc bảo vệ môi trường phải “đính kèm” với việc phản đối một vài dự án kinh tế - xã hội nào đó ở các địa phương. Cứ ở đâu có các dự án du lịch, du lịch sinh thái gắn với danh lam thắng cảnh thì ở đó lại xuất hiện một số trang mạng “chuyên đề” phản đối. Từ chuyện làm cáp treo ở chùa Hương, ở Fansipan đến chuyện bảo vệ Sơn Trà, Tam Đảo hay hang Sơn Đoòng… Người điều hành những hội nhóm, chiến dịch này là những gương mặt quen thuộc trong vốn khoác áo “nhà đấu tranh dân chủ” như Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long. Với sự hậu thuẫn từ Voice để nuôi dưỡng và xây dựng Greentrees thành một tổ chức “bảo vệ môi trường”, nguồn vốn từ nước ngoài rót về liên tục khiến bộ ba này có đủ tiềm lực để tổ chức những cuộc cách mạng như “cách mạng cây” năm 2015, “cách mạng cá” năm 2016, và giờ đây một cuộc “cách mạng voọc” đang được chuẩn bị tại Đà Nẵng.
Phạm Đoan Trang hay Nguyễn Anh Tuấn đều đã trải qua chương trình tập huấn cho các “nhà lãnh đạo trẻ” – một chương trình “đào tạo” được giới chính khách phương Tây kỳ vọng sẽ là những người điều hành chính phủ Việt Nam trong tương lai. Cái gọi là tổ chức Green Trees do những đối tượng này từng cầm đầu đã áp dụng những “chiến lược đấu tranh bất bạo động” trong cuốn “Từ độc tài đến dân chủ” của Gene Sharp. Theo đó, chúng mượn những hoạt động dân sự ôn hòa và hợp pháp, như: bảo vệ môi trường, thiện nguyện hay biểu diễn nhạc... để lôi kéo đám đông. Mỗi lần chính quyền xử lý các hoạt động như vậy, chúng sẽ khiến dân chúng và quốc tế có thiện cảm với phong trào đối lập, vì nghĩ rằng các nhà đối lập vô tội và bị xử oan. Còn nếu chính quyền không xử lý thì các nhóm đối lập sẽ có đủ thời gian để xây dựng lực lượng và uy tín thông qua những hoạt động dân sự tưởng chừng vô hại đó. Khi đã có lực lượng, mối quan hệ và lôi kéo được cảm tình của đám đông, các nhóm đối lập sẽ phát động cách mạng đường phố để lật đổ chính quyền. Chiến lược này đã được sử dụng lặp đi lặp lại trong cuộc "cách mạng màu", "mùa xuân Ả-rập" như đã diễn ra ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chúng luôn núp dưới cái bóng vì tương lai, vì sự phát triển của dân tộc nhưng thực tế những hoạt động đó chỉ nhằm mục tiêu phá hoại đất nước từ bên trong. Liên tục, những bài viết trên trang cá nhân của những đối tượng này đều nhằm vào các dự án kinh tế lớn của Đà Nẵng, Tất nhiên, tất cả đều dưới cái mác “bảo vệ môi trường. Việc phản đối xây dựng bán đảo Sơn Trà để dành chỗ trú ngụ cho loài voọc quý - lý do này hợp lý, nhưng việc đánh phá các dự án xây dựng ở ven sông Hàn – nơi không có con voọc nào sống cũng gắn cho cái mác “bảo vệ môi trường” thì nghe nó thực sự khiên cưỡng. Vì môi trường hay vì mục đích nào khác, chắc hẳn độc giả đã có câu trả lời.
Vì vậy, đã đến lúc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, xử lý nghiêm minh, ngăn chặn không để hình thành cái gọi là “cách mạng cây”, “cách mạng cá”, “cách mạng voọc”. Bài học từ những buổi “tuần hành ôn hòa” đã từng diễn ra Bình Thuận vẫn còn để lại dư âm đến tận bây giờ. Vì vậy mong rằng cơ quan chức năng sớm có những biện pháp để ngăn chặn một cuộc “cách mạng vooc” sắp diễn ra tại Đà Nẵng.
Văn Thành



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét