Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

GIÁ TRỊ CỦA QUAN HỆ HỢP TÁC HỮU NGHỊ TỪ CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG




          Thời gian gần đây dư luận thế giới nói chung cũng như dư luận trong nước nói riêng đều giành rất nhiều sự quan tâm tới những diễn biến của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bới đơn giản, đây là cuộc chiến giữa hai cường quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà kết quả của nó không trực tiếp thì gián tiếp đều sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao và hợp tác kinh tế của các nước trên thế giới, tác động trực tiếp tới bức tranh kinh tế toàn cầu và qua đó ảnh hưởng tới ngay chính bát cơm của mỗi người dân.
          Khoan hãy nhìn nhận việc ai đúng, ai sai hay kết quả sẽ như thế nào, mà hãy nhìn nó dưới góc độ "Quân sự hóa", ta sẽ thấy bản chất đó chính là một cuộc chiến tranh mà mục đích cuối cùng không gì ngoài việc giành về phần lợi ích nhiều hơn cho quốc gia, dân tộc mình.
          Chiến tranh hiểu theo cách chung nhất là cuộc đọ sức toàn diện giữa các bên tham chiến. Nếu như trước đây nó được thể hiện tập trung chủ yếu ở cuộc đọ sức trên lĩnh vực quân sự, thì ngày nay nó diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội, thông tin - truyền thông… và đương nhiên là cả lĩnh vực kinh tế.
          Việt Nam chúng ta đã có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước gắn liền với biết bao nhiêu cuộc kháng chiến chống giặc ngoại sâm. Quân và dân ta đã giành biết bao nhiêu chiến công hiển hách, đánh bại những thế lực sâm lược sừng sỏ nhất trên thế giới…
          Nhưng thử hỏi: chúng ta đã bao giờ thực sự đối mặt và giành chiến thắng với một cuộc chiến tranh thương mại? Và nếu nó sảy ra thì chúng ta sẽ ứng phó như thế nào? Chúng ta có những vị tướng kiệt xuất, nhưng lại thiếu những chuyên gia kinh tế hàng đầu; chúng ta có kinh nghiệm trên chiến trường nhưng lại thiếu kinh nghiệm trên thương trường, và bằng chứng là sức cạnh tranh của nền kinh tế của ta rất thấp, nhiều lĩnh vực chúng ta đã thua ngay trên chính sân nhà. Đó là sự thật mà chúng ta phải dám thẳng thắn thừa nhận.
          Một nền kinh tế nhỏ bé luôn rất dễ bị tổn thương trong những cuộc sung đột về lợi ích với một nền kinh tế lớn và trong chiến tranh thương mại từ trước tới nay, phần thiệt luôn thuộc về nền kinh tế nhỏ hơn.
          Vì vậy trong quan hệ hợp tác quốc tế chúng ta phải luôn hết sức tỉnh táo và khéo léo, tăng cường hợp tác, chia sẻ lợi ích, tạo ra càng nhiều sợi dây liên kết về lợi ích với càng nhiều bên càng tốt. Chừng nào đối phương còn nhìn thấy lợi ích ở chúng ta thì lúc ấy quan hệ vẫn sẽ là đối tác; khi lợi ích giữa hai bên mâu thuẫn đến mức không thể điều hòa thì quan hệ ấy sẽ dần chuyển sang đối tượng.
          Chúng ta cần hết sức tránh xu hướng đối đầu, tránh để sảy ra những vấn đề sung đột không cần thiết, cố gắng gìn giữ các mối quan hệ hợp tác hữu nghị để tranh thủ hòa bình, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thực hiện mục tiêu đến năm 2030 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Thấy được giá trị của hòa bình và hợp tác hữu nghị để từ đó có ý thức gìn giữ và phát triển, đó là điều mà mỗi chúng ta cần nhận thức rõ.
Nam Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét