Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC ÂM MƯU THỦ ĐỌAN KÍCH ĐỘNG CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC


Có thể nói đại đoàn kết dân tộc là một trong những vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay. Với vị trí và vai trò quan trọng đó, trong chiến lược diễn biến hòa bình của mình, các thế lực thù địch đã xác định vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc là một trong những khâu chủ yếu mà chúng tập trung chống phá nhất là ở khu vực đồng bào các dân tộc ít người.
             Để thực hiện âm mưu của mình, chúng triệt để lợi dụng vấn đề chủng tộc, sắc tộc, vấn đề về dân chủ và nhân quyền của Việt Nam đối với các dân tộc mà tập trung chủ yếu vào các địa bàn có ý nghĩa chiến lược như Tây Nguyên. Chúng coi đó như là ngòi nổ nhằm phá vở khối đại đoàn kết toàn dân mà ta đã xây dựng từ lâu, xóa bỏ đi vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của ta. Bên cạnh đó chúng còn lợi dụng vào các khó khăn về đời sống, chênh lệch giàu nghèo giữa các dân tộc thiểu số; các thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc ít người để ra sức tuyên truyền, kích động người dân biểu bình chống phá Đảng, Nhà nước. Hơn nữa các tổ chức, hội nhóm người dân tộc thiểu số còn lợi dụng các diễn đàn, hội nghị, viết nhiều bài viết sai sự thật, đi ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước với ý đồ quốc tế hóa nhiều vấn đề như "Vương quốc Khmer Krôm", "Vương quốc Chăm", "Nhà nước Mông", "Nhà nước Tin lành Đề-ga" để hướng tới ly khai, tự trị mà gần đây nhất là kêu gọi người dân H’mông đấu tranh đòi ly khai, thành lập quốc gia riêng.
           Với những thủ đoạn nguy hiểm trên, để góp phần bảo vệ nền an ninh chính trị ở các khu vực trọng điểm như Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung đòi hỏi chúng ta cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các cơ quan chức năng, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở các vùng thường xuyên xảy ra bất ổn, tăng cường kiểm tra kịp thời xử lý khi xảy ra tình huống. Bên cạnh đó Nhà nước cần đề ra nhiều giải pháp hơn nữa để nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa đảm bảo công bằng giữa các dân tộc. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu, nắm được các chính sách, chủ trương, đường lới của Đảng và Nhà nước tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo kích động vi phạm pháp luật.
                                                                    Phương Dũng
                                                                            

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét