Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp năm 2013




Có quan điểm cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam do đó Đảng ta là đảng chuyên quyền độc đoán; Đảng và cán bộ đảng viên đứng trên tất cả… Đây là quan điểm sai trái mà chúng ta cần phải phê phán và chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam đặc biệt được quy định trng Hiến pháp năm 2013.
“Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do Mác và Ăng-ghen soạn thảo năm 1848, trong đó đã nêu rõ: “giành chính quyền đã trở thành sứ mệnh vĩ đại của giai cấp công nhân”, đảng của giai cấp công nhân phải là đảng cầm quyền. Trên tinh thần đó, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân”. Đảng Cộng sản Việt Nam, sau khi lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đã trở thành đảng cầm quyền ở Việt Nam, lãnh đạo nhân dân Việt Nam “giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên CNXH”.
Mặc dù là một đảng cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội xây dựng, thực hiện và bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự đặt mình dưới quyền lực của Hiến pháp và pháp luật, tự giác hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Nếu trong các Hiến pháp trước đây không quy định hoặc chỉ quy định: “Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp” hay “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, thì Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Có thể nói, đây cũng là một bước tiến bộ, thể hiện đầy đủ hơn tinh thần gương mẫu trong việc tôn trọng, thực hiện Hiến pháp và pháp luật của một Đảng cầm quyền trong Nhà nước pháp quyền. Điều này càng củng cố thêm về mặt pháp lý vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo đảm tính hợp pháp sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng là điều kiện để tăng cường nguyên tắc pháp chế trong mối quan hệ quyền lực giữa Đảng với Nhà nước và xã hội.
Quy định trên của Hiến pháp năm 2013 vừa bảo đảm được tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tránh được hiện tượng lạm quyền, chuyên quyền của các tổ chức đảng và các cá nhân đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là trong điều kiện chỉ tồn tại một đảng duy nhất trong xã hội. Quy định trên đồng thời cũng tránh được thói “kiêu ngạo cộng sản” của một số tổ chức đảng và cá nhân đảng viên trong hoạt động thực tiễn, nhất là trong quan hệ với Nhà nước và nhân dân./.












 Xuân Hòa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét